Thần thoại thường được xem là được sinh ra dưới trí tưởng tượng phong phú của con người. Thế nhưng hiện nay người ta đã khám phá ra các bằng chứng cho thấy một số quái vật có thể có thật và vẫn đang tồn tại.
Thần thoại thường là những câu chuyện được người xưa truyền lại cho con cháu để lý giải các hiện tượng siêu nhiên hoặc để giáo dục cách hành xử cho con người.
Ngày nay, các câu chuyện hoặc nhân vật trong thần thoại thường được cho là chỉ có trong trí tưởng tượng. Tuy nhiên, bạn nghĩ sao nếu biết rằng một số sinh vật trong các câu chuyện thần thoại được xây dựng dựa trên thực tế? Hay nói cách khác, có thể quái vật biển Kraken vẫn đang ẩn nấp ở đâu đó trong đại dương. Có lẽ người sói thực sự đã theo dõi dân làng thời Trung Cổ…
Người ta đã tìm được nhiều dấu hiệu cho thấy một số quái vật này dường như có thật và có thể vẫn đang tồn tại. Dưới đây là một vài ví dụ.
Chim sấm
Chim sấm là loài chim to lớn có thể tạo ra sấm sét trong truyền thuyết thổ dân da đỏ. (Ảnh: Shutterstock)
Chim sấm là một con chim lớn đến mức móng vuốt của nó có thể quắp được cả một con cá voi nhỏ trong truyền thuyết của người Mỹ bản địa.
Loài vật này được cho là có thể tạo ra sấm sét. Nó thường xuyên xuất hiện trong những câu chuyện thần thoại của các bộ lạc da đỏ trải dài từ vùng đồng bằng đến bờ biển phía Tây Bắc nước Mỹ.
Đó là một huyền thoại khá thú vị, giống như quan niệm của châu Âu về những con rồng có cánh. Theo trang JuneauEmpire.com, ngày nay có một số người cho biết đã nhìn thấy một con chim có sải cánh lên đến 6m trên bầu trời Alaska. Nó lớn gấp 2,5 lần sải cánh của đại bàng đầu hói và lớn hơn 2,6m so với sải cánh của chim hải âu.
Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học lại cho rằng hình ảnh những người kia nhìn thấy có thể chỉ là loài đại bàng biển Steller vốn có kích thước và cân nặng lớn hơn đại bàng đầu hói. Nhưng điều kỳ lạ là giống đại bàng biển có nguồn gốc từ nước Nga. Điều này khiến nhiều người nghĩ đến khả năng loài chim này đã đi lạc.
Có lẽ chỉ đến khi hình ảnh con chim sấm khổng lồ hạ gục một con cá voi được nhiều nhân chứng nhìn thấy, thì chúng ta mới có được kết luận sau cùng. Nếu không chúng ta sẽ không bao giờ biết được nó là một con chim sấm hay chỉ là một con đại bàng Nga mất phương hướng.
Quái vật biển Kraken
Quái vật biển Kraken trong phim Cướp biển vùng Caribbe.
Trong phim Cướp biển vùng Caribbe, quái vật biển Kraken đã tấn công thủy thủ và thuyền trưởng Jack Sparrow trong nhiều năm. Con thủy quái này được cho là có xúc tu rất dài, có thể nhấn chìm toàn bộ một con tàu xuống biển.
Các nhà khoa học ngày nay cho rằng truyền thuyết này được xây dựng dựa trên hình ảnh một loài mực khổng lồ tồn tại trong thực tế, mặc dù loài vật này không mấy “yêu thích” việc đánh chìm tàu.
Giống như tất cả các con thú huyền thoại khác, đặc biệt là các loài quái vật hay giết người, Kraken được cho là rất lớn. Thân hình của nó to gần bằng kích thước của “một số hòn đảo nhỏ”. Trên thực tế loài mực khổng lồ không có kích thước quá lớn, nhưng theo tờ BBC thì xúc tu của chúng có thể phát triển đến 15m.
Thủy quái Kraken có thể đã tồn tại trong một thời gian dài, trước cả khi thuyền trưởng Jack Sparrow được sinh ra. Ít nhất một nhà cổ sinh vật học tin rằng ông đã tìm thấy bằng chứng về loài mực Triassic có chiều dài tới 30m, mặc dù giả thuyết của ông chưa được nhiều người ủng hộ.
Quái vật sư tử đầu chim Griffin
Quái vật griffin trong thần thoại Hy Lạp. (Ảnh: haikudeck.com)
Griffin là quái vật mình sư tử và đầu đại bàng. Theo các ghi chép cho thấy, Griffin xuất hiện ở Hy Lạp cổ đại, Ba Tư, Ai Cập và châu Âu thời kỳ Trung Cổ. Trong thần thoại Hy Lạp, Griffin được coi là vua của muôn loài vì cơ thể nó là sự kết hợp của chúa sơn lâm và vua của các loài chim.
Trong một câu chuyện thần thoại 2.000 năm tuổi, quái vật đầu chim sư tử làm ổ gần mỏ vàng trong sa mạc Gobi. Điều trùng hợp là rất nhiều xương của một loài khủng long nào đó cũng từng được tìm thấy trong cùng sa mạc này. Cũng chính vì thế mà đối với các nhà cổ sinh vật học hiện đại, Gobi có lẽ là một loại “mỏ vàng” khác.
Một con khủng long bốn chân với cái mỏ hình móc câu trông sẽ rất giống với quái vật griffin huyền thoại, có lẽ đó là lý do khiến người ta nhầm lẫn.
Nhiều người còn cho rằng nguồn gốc của những truyền thuyết huyền thoại về griffin do chính những người thợ mỏ tạo nên. Họ đã pha trộn các câu chuyện về những con thú đáng sợ nửa đại bàng, nửa sư tử, loài vật đã lấy trộm vàng của họ.
Mèo rừng khổng lồ Nunda
Mèo Nunda được cho là một giống mèo khổng lồ, lẩn trốn trong các khu rừng ở Tanzania. (Ảnh: internet)
Năm 1922, William Hichens, thẩm phản quê gốc ở Lindi lần đầu tiên đã làm các hãng thông tấn ở châu Âu chú ý đến con vật này dựa trên thông tin của một số người quen của ông, nói họ đã bị nó tấn công. Năm 1920, một thợ săn người Scotland là Patrick Bowen đã cố gắng săn lùng con nunda những không gặp. Tuy nhiên, ông đã nhận ra dấu chân con vật và mẫu lông của nó, thuộc về một loài mà khoa học chưa hề biết đến. Tuy đã xảy ra nhiều vụ con nunda tấn công người ở vùng này, từ đó có nhiều đoàn đi săn tìm đến nhưng chưa ai thành công .
Source: Grunge /Khám phá bí ẩn