26/11/2024

BỘ TRANH TÁI HIỆN LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG VIỆT

1. Đúc đồng Đại Bái

Nước ta từ thời Văn Hóa Đông Sơn, tổ tiên đã có trình độ đúc đồng đỉnh cao, trải qua bao thăng trầm người Việt vẫn kế thừa và giử vững truyền thống và nâng cao tay nghề dù bị Bắc Thuộc và đến khi tự chủ độc lập trải qua các triều đại Lý Trần Lê Nguyễn đến này .
Làng nghê đúc đồng xưa nhất biết đến là làng nghề Đại Bái. Và Đại Việt Kỳ Nhân đã dùng hình ảnh người Việt thời kỳ Đông Sơn Hùng Vương làm minh họa cho lần tái hiện này.

2. Kim hoàn Định Công

Theo truyền thuyết xưa kể lại, vào thời Lý Nam Đế (thế kỷ thứ VI), ở làng Định Công có ba anh em ruột họ Trần là Trần Điền, Trần Điện, Trần Hòa, nhờ có bàn tay khéo léo, lại thêm đức tính cần cù, chịu khó đã học được nghề làm vàng bạc và mở cửa hàng lấy tên là “kim hoàn”. Những đồ vàng bạc do ba anh em làm ra rất tinh xảo, tiếng đồn khắp trong nước. Ba người dạy cho dân làng cùng làm nghề và từ đó làng Định Công có nghề làm vàng bạc, truyền từ đời này qua đời khác, được khắp nơi biết tiếng.

3. Dệt lụa Vạn Phúc

Theo thần phả làng Vạn Phúc còn lưu giữ tại viện Hán Nôm có ghi: Đức Thành hoàng làng là Bà Ả Lã Đê Nương (niên hiệu sắc phong Nga Hoàng Đệ Nhị Vương Phi), vào giữa thế kỉ thứ 9 (khoảng năm 845) bà cùng chồng là Tiết lộ sứ Cao Biền đi du ngoạn. Khi đi qua đất Vạn Bảo, thấy đất nơi đây sông núi uốn khúc, khu ngôi chùa bên ngoài khu dân cư, hai bên hai giếng ngọc nuôi dưỡng tụ khí rồng xanh, nhân dân ở đây thuần hậu, bà bèn nói với Biền công xin ở lại đây. Từ đó, bà ở lại đây, dạy dân chúng cấy cày, trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa. Sau khi bà mất, dân làng đã tôn bà là Thành Hoàng làng.

4. Hát chèo

Chèo được hình thành từ thế kỷ 10, dưới thời nhà Đinh khi vua Đinh Tiên Hoàng trị vì. Kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình) là đất tổ của sân khấu chèo, người sáng lập là bà Phạm Thị Trân, một vũ ca tài ba trong hoàng cung đã được nhà vua phong chức quan Ưu Bà chuyên truyền dạy nghề múa hát.[3] Sau đó chèo phát triển rộng ra toàn lãnh thổ Đại Cồ Việt gồm khu vực châu thổ Bắc Bộ và các tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh ngày nay. Chèo bắt nguồn từ âm nhạc và múa dân gian, nhất là trò nhại từ thế kỷ 10. Qua thời gian, người Việt đã phát triển các tích truyện ngắn của chèo dựa trên các trò nhại này thành các vở diễn trọn vẹn dài hơn.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận