Bản thảo viết tay Voynich có lẽ là quyển sách khó đọc nhất trên thế giới. Di vật 500 tuổi này được phát hiện vào năm 1912 ở một thư viện ở Rome, bao gồm 240 trang chữ viết và tranh minh họa hoàn toàn xa lạ. Các nhà mật mã đã ra sức giải mã chữ viết lạ lùng này nhưng chưa từng có ai thành công. Thậm chí một số người còn cho đây chỉ là một trò đùa của người xưa.
Bản thảo Voynich là một cuốn sách chép tay có hình minh họa được viết bằng một hệ chữ viết chưa từng được ghi nhận trước đó trong lịch sử nhân loại. Bằng cách tính tuổi bằng cacbon phóng xạ, người ta xác định rằng bản thảo Voynich xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ 15 (giai đoạn 1404-1438) và có thể đã được viết ở miền Bắc nước Ý trong thời kỳ Phục hưng. Dù bị thiếu vài trang nhưng vẫn còn hơn 240 trang sách được lưu lại. Ngôn ngữ trong bản thảo được viết từ trái sang phải, hầu hết các trang đều có các hình minh hoạ hoặc biểu đồ. Một số trang là những tờ có thể gấp lại.
Nguồn gốc
Để thanh toán món nợ cho chi phí theo học đại học, một tu sĩ có tên Villa Mondragone đã buộc trả cho Wilfrid Voynich, một nhà buôn sách cổ người Ba Lan một cuốn bản thảo được viết bằng bằng một thứ ngôn ngữ kỳ lạ mà không ai có thể hiểu được. Cuốn sách này là một món hời mà nhà buôn này có được, bởi vì nó không chỉ là một cuốn sách cổ có từ thế kỷ 17 mà còn chứa những thông tin thú vị, đặc biệt là danh sách nhà biên khảo bản thảo cực kỳ ấn tượng được ghi chép trong cuốn sách như sau “Cuốn sách thuộc về Hoàng đế Rudolph II của nước Đức (1576 -1612), người đã bỏ ra 600 đồng ducat vàng và tin rằng đây là một công trình nghiên cứu của Roger Bacon. Rất có khả năng Hoàng đế Rudolph đã mua lại bản thảo từ nhà chiêm tinh người Anh John Dee (1527 – 1608). Ông này dường như cũng sở hữu nhiều bản thảo khác của Roger Bacon“. Thời gian sau cùng nó thuộc về Voynich từ năm 1912 đến 1969 trước khi được bổ sung vào bộ sưu tập sách hiếm của Đại học Yale.
Bản thảo Voynich chứa nhiều hình minh họa thực vật đầy màu sắc rất giống những gì chúng ta biết được qua khoa học hiện đại ngày nay, nhưng không phải loài nào trong bản thảo cũng có thể nhận biết được. Ngoài ra trong sách cũng có các mô tả khác về vũ trụ và chiêm tinh học cũng như hình ảnh một số phụ nữ khỏa thân tắm trong một bể nhỏ. Điều này khiến các nhà khoa học tin rằng cuốn sách có nội dung bao gồm nhiều chủ đề như thực vật, chiêm tinh, y học, sinh học, vũ trụ học và dược học. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực giải mã bản thảo, nhưng nội dung chính xác của nó là gì vẫn chưa ai biết được.
Những bí ẩn bao trùm quanh ý nghĩa và nguồn gốc của bản thảo Voynich đã khơi gợi và kích thích trí tò mò và tưởng tượng của nhiều người, biến nó thành chủ đề khai thác trong nhiều tiểu thuyết. Trong vòng 100 năm qua, không một giả thuyết nào được đưa ra về bản thảo này nhận được sự kiểm chứng từ giới nghiên cứu.
Tuy nhiên, phân tích quyển sách cho thấy bản viết tay này dường như tuân theo các cấu trúc và quy luật của một ngôn ngữ thật sự. Cuốn sách khổ 14,6cm x 21,6cm, gồm 232 trang giấy da cừu. Nét chữ đều chằn chặn, không tẩy xóa, kể cả các hình minh họa. Hẳn người viết đã cân nhắc rất kỹ trước khi đặt bút. Có điều, đó là một kiểu chữ chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại, còn những hình vẽ thực vật và động vật lại không hề giống với những gì chúng ta thấy trên mặt đất.
Nguồn gốc của cuốn sách cũng không rõ ràng. Một tài liệu lịch sử viết năm 1666 cho hay, nó được Hoàng đế Rudolf II (1552 – 1612) của Đức mua với giá cao khủng khiếp: 600 thùng vàng. Vị vua này đoán rằng cuốn sách bí hiểm được nhà bác học và tiên tri Roger Bacon (1220 – 1292) viết ra và trong đó hẳn chứa những kiến thức kỳ lạ, những lời sấm về tương lai.
Cuốn sách được viết bằng bút lông ngỗng với nét chữ đều đặn, chính xác và sạch sẽ kỳ lạ. Tuy là bản thảo chép tay song các nhà khoa học khẳng định rằng, không có một lỗi chính tả hay gạch xóa trong bản thảo Voynich. Điều đó chứng tỏ tác giả cuốn sách đã cân nhắc rất kĩ lưỡng trước khi đặt bút. Chủ đề trong cuốn sách cũng đa dạng, phong phú với nhiều hình ảnh về các lĩnh vực chiêm tinh, y khoa, sinh vật… Nhiều người cho rằng, đây có thể là tác phẩm của các tu sĩ dòng Phan-xi-cô và nhà bác học đại tài Roger Bacon. Ký tự thoáng nhìn như chữ Latin, nhưng kỳ thực đó là một kiểu chữ chưa từng được biết đến trong lịch sử chữ viết nhân loại. Một số hình vẽ trông giống người và cây cỏ, nhưng lại không phải vậy.
Cuốn sách nổi tiếng này hiện nay đang được giữ như một báu vật tại Đại học Yale (Mỹ). Nó còn có tên là “Bản cảo Voynich” – được hiện tặng vào năm 1969 . Các nhà nghiên cứu ký tự cổ hàng đầu thế giới đã vắt óc để tìm ra những “điểm yếu” của văn bản. Điểm yếu ở đây được hiểu là các đoạn chữ mà những ký tự xuất hiện có quy luật.
Trong kỹ thuật giải mã chữ, những điểm yếu này là chìa khóa để mở bí mật của một ngôn ngữ. Cũng bằng cách này, nhà ngôn ngữ học Mỹ Herbert Yardley đã giải được nhiều đoạn mã trong các công hàm ngoại giao mật của Nhật Bản, dù ông không giỏi tiếng Nhật. Tuy nhiên lần này, Yardley không tìm ra được những tín hiệu lặp lại thường thấy ở một ngôn ngữ trong Bản cảo Voynich.
Theo Yardley, cái được viết trong bản thảo này có thể không phải ngôn ngữ mà chúng ta biết, hoặc nó đã được mã hóa nhiều lần một cách tài tình đến nỗi không thể lần ra được nữa. và nó trở thành bản thảo bí ẩn nhất trong lịch sử mật mã nhân loại.
Ở trang cuối của cuốn sách, có một đoạn được viết bởi chữ của một người khác, có lẽ là một lời nhận xét. Nét chữ mờ mịt, rối rắm, hầu như không thể đọc được. Nhưng sau nhiều năm mày mò, Giáo sư William R. Newbold, Đại học California (Mỹ), tin rằng trong đó có một đoạn tiếng latinh: A mihi dabas multas portas. Newbold khẳng định, nội dung cuốn sách đã được mã hóa nhiều lần. Có thể tác giả đã ghép hai hoặc ba chữ cái latinh thành một chữ cái theo cách nào đó. Tuy nhiên, ông cũng chỉ dừng lại ở đây mà không thể giải thêm được gì nữa.
Gần đây nhất, nhà ngôn ngữ học nổi tiếng tại Đại học Yale, Giáo sư Brumbaugh, cho rằng Bản cảo Voynich được viết bằng một bảng mã gồm 26 ký tự. Con số này trùng lặp với số chữ cái latinh (liệu đây có phải là một sự ngẫu nhiên ?). Có điều, mọi giải pháp latinh hóa những ký tự này, rồi thay vào các dòng chữ viết tay trong bản cảo, đều tạo ra các đoạn chạy không theo quy luật và có vẻ không mang một ý nghĩa gì. Brumbaugh cho rằng, có lẽ nội dung cuốn sách đã được mã hóa theo hệ ngôn ngữ khác latinh. Đến nay, Bản cảo Voynich vẫn còn là một bí ẩn.
Nhờ khả năng phát tán tuyệt vời qua Internet, hiện có hàng ngàn người trên thế giới tham gia vào cuộc giải mã bản thảo Voynich kỳ lạ này. Dù vậy, niềm hy vọng là rất ít, bởi vì cuốn sách đã từng được nhiều nhà thông thái qua nhiều thế kỷ nỗ lực tìm ra chìa khóa để giải mã thứ ngôn ngữ kỳ lạ này nhưng đều thất bại. “Chắc chắn có một câu chuyện đằng sau nó mà có lẽ chẳng bao giờ chúng ta được biết”
Nếu các bạn quan tâm, mình xin gửi tới các bạn Video: Bản thảo Voynich – Cuốn sách bí ẩn chưa thể giải mã
Link channel: Bầu trời tri thức! – Khám phá Bí ẩn
Cảm ơn các bạn đã quan tâm và đọc bài nhé, nếu thích xin hãy follow channel nhé!