01/11/2024

Bí ẩn 7 nền văn minh cổ đại bị chôn vùi dưới cát

Sa mạc chiếm khoảng 33% bề mặt Trái Đất. Thời xa xưa, những nơi ngày nay bị cát bao phủ cũng đã từng xanh tốt, ấm áp và có nguồn nước dồi dào. Tàn tích của các nền văn minh cổ đại đã được tìm thấy bên dưới lớp cát ở nhiều sa mạc.

Khung cảnh hoang vu tại sa mạc Taklamakan, Tân Cương. (Ảnh: Internet)

Trong bài này, chúng ta hãy cũng tìm hiểu dấu vết của một số nền văn minh cổ đại đã bị mất tích và đang chôn vùi dưới cát.


1. Thế giới cổ đại bí ẩn bị chôn vùi dưới sa mạc Takla Makan rộng lớn

Có một đại dương ngầm khổng lồ ẩn dưới sa mạc Taklamakan bí ẩn và nhiều hiện vật cổ đại hấp dẫn xem ra vẫn đang bị chôn vùi dưới cát. Taklamakan là sa mạc lớn nhất Trung Quốc và cũng được xem là sa mạc cát chảy lớn thứ hai trên thế giới, có diện tích hơn 33.700km vuông.

Trong ngôn ngữ Uigur, Takla Makan có nghĩa là ‘bạn có thể đi vào nhưng không bao giờ có thể thoát ra’ và đó là lý do rùng rợn tại sao sa mạc này còn có tên là ‘Biển Chết’.

Người cổ đại tin rằng một khi bạn đã bước vào nơi này thì sẽ không có lối thoát. Cách đây rất lâu, từng có nhà cửa và đền thờ ở đây. Nay thì mọi thứ đều bị chôn dưới cát. Các di tích cổ quý giá đang ẩn sâu dưới lòng “Biển Chết” – sa mạc Taklamakan.

Các nhà khảo cổ đã bắt đầu khám phá ra vài bí mật đang bị ẩn giấu trong khu vực bí ẩn này. Tuy nhiên, dường như chúng ta chỉ mới khám phá đến được lớp vỏ bề mặt và có lẽ chỉ có thời gian mới cho ta biết điều gì sẽ được khám phá tiếp theo.

Nhà thám hiểm người Thụy Điển Sven Hedin đã có một khám phá đáng ngạc nhiên tại thị trấn ốc đảo Dandan Oilik, trung tâm sa mạc Taklamakan. Hedin tìm thấy nhiều dấu tích của những ngôi nhà. Sau đó, nhà thám hiểm khác là Aurel Stein, nổi tiếng là người tiên phong khám phá Con đường Tơ lụa, đã ở đó hai tuần và tìm thấy tàn tích của 18 ngôi nhà khác và một số ngôi đền. Ông cũng tìm ra tài liệu ghi chép từ triều đại nhà Đường và Hán.

Năm 1900, Hedin đến Taklamakan lần nữa. Lần này, ông tìm thấy tàn tích của thành cổ Lâu Lan bị chôn vùi dưới cát.

Tàn tích thành cổ Lâu Lan tại sa mạc Tân Cương. (Ảnh: Kwikku)


2. Thành phố mê cung cổ đại kỳ lạ dưới sa mạc Kara Kum

bi-an-7-nen-van-minh-co-dai-chon-vui-duoi-cat

Tàn tích thành phố cổ tại sa mạc Kara Kum. (Ảnh qua messagetoeagle.com)

Bốn thập kỷ trước, nhóm các nhà nghiên cứu do nhà khảo cổ học nổi tiếng mang dòng máu lai Hy Lạp – Nga V.I.Sarianidi dẫn đầu đã bước vào một ngôi đền của thành phố Gonur Tepe, phía tây quốc gia Trung Á Turkmenistan. Từ đó, một công trình đáng kinh ngạc đã được khám phá ở sa mạc Kara Kum – nơi tưởng chừng bị thế giới lãng quên.

Bấy giờ, các di tích cổ xưa, những bức tường cùng những công trình kỳ lạ đồ sộ dần lộ ra trong tàn tích của thành phố. Hơn 4.000 năm trước, Gonur Tepe là quê hương của một trong những nền văn minh tiên tiến nhất nhưng ít nổi tiếng ở châu Á.

Người dân thuở đó sống trong một khu nhà phức hợp khổng lồ bao phủ khoảng 30ha nhưng chỉ có thể nhìn thấy rõ khi quan sát từ trên không. Khu phức hợp tạo dấu ấn với một mê cung kỳ lạ có những bức tường đồ sộ bao quanh, nằm giữa sa mạc Kara Kum ở Turkmenistan.


3. Các công trình cổ bí ẩn dưới sa mạc Sahara

Hình ảnh vệ tinh cho thấy các công trình kỳ thú tại sa mạc Sahara. (Ảnh qua messagetoeagle.com)

Thời xa xưa, khoảng vài nghìn năm trước, sa mạc Sahara từng là đồng cỏ phì nhiêu. Sau đó, không hiểu vì sao Sahara xanh tươi bỗng biến thành sa mạc. Ngày nay, chúng ta có đủ bằng chứng cho thấy sa mạc Sahara từng có hệ sinh thái đồng cỏ và là nơi ẩm ướt hơn nhiều so với hiện nay.

Những bí mật cổ xưa bên dưới cát nơi đây vẫn còn huyền bí chưa được làm sáng tỏ. Tuy nhiên, một số hình ảnh vệ tinh có thể cho ta thấy các công trình kỳ thú tại sa mạc Sahara. Các công trình này có thể là những kim tự tháp hư hỏng hoặc là các tàn tích cũ xưa.

Có thứ gì rất đồ sộ đang ẩn mình dưới lớp cát và chúng ta vẫn chưa biết đó là gì.

Angela Micol, người sáng lập Tổ chức Khảo cổ học Vệ tinh (The Satellite Archaeology Foundation), đã phát hiện ra những công trình cổ phức tạp có thể lên đến vài nghìn năm tuổi. Dựa trên hình ảnh vệ tinh, Micol cho rằng các gò đất có thể là các kim tự tháp bị xói mòn. Theo Micol, ta có thể dễ dàng tìm thấy minh chứng đáng kinh ngạc tại khu vực Abu Sidhum và các công trình đó có thể có tuổi thọ lâu hơn nhiều so với các kim tự tháp khác ở Ai Cập.

Nếu người ta chứng minh được khu vực này là một kim tự tháp hay gò đất nhân tạo, thì rất có thể nó đã có từ Thời kỳ sơ triều đại hoặc Thời tiền sử của Ai Cập cổ đại, và sẽ là một trong những khu kim tự tháp, khu gò đất lâu đời nhất ở Ai Cập.


4. Bí ẩn chưa có lời giải về thành cổ đã mất tích ở sa mạc Kalahari

Năm 1885, William Leonard Hunt, người Canada (với biệt danh Guillermo Farini) là một trong những người phương Tây đầu tiên đi qua khu vực chưa được khám phá của Kalahari. Farini hình dung ra một bàn thờ, cây cột hoặc một loại tượng đài tại giao lộ của hai con đường. (Ảnh qua messagetoeagle.com)

Sa mạc Kalahari là thảo nguyên cát bán khô hạn rộng lớn ở nam châu Phi, bao phủ phần lớn Botswana cùng một phần của Namibia và Nam Phi. Kalahari có tổng diện tích khoảng 850.000km vuông. Từ Kalahari có nghĩa là “nơi khô ráo, không có nước”.

Người ta cho rằng tàn tích của các thành cổ đang nằm dưới sa mạc Kalahari hẳn đã có từ rất lâu đời. Lần này cuộc hành trình sẽ đưa chúng ta đến với Nam Phi, nơi có thể phát hiện dấu vết của thành cổ bị mất tích Kalahari. Nơi đây tồn tại một số truyền thuyết về thành phố đã biến mất ở sa mạc Kalahari, miền tây nam châu Phi.

Thành phố này liệu có từng tồn tại, hay vùng đất cổ xưa này vẫn sẽ mãi là bí ẩn không lời giải đáp, hay một số di tích bí ẩn được khám phá tại sa mạc đã phần nào làm sáng tỏ câu chuyện?

Trong hơn 100 năm qua, tại đây đã xuất hiện những tin đồn liên quan đến sự tồn tại của một thành phố lớn, được bao phủ bởi cát tại sa mạc Kalahari. Theo người Bushmen và Hottentots (nay gọi là Khokhoi) sống ở khu vực này, ngày xưa tại đây từng có một thành phố không phải do họ mà do một nền văn minh cổ đại xây dựng nên.


5. Di tích bí ẩn của Nuevo Albergis tại sa mạc Atacama

Các đường kẻ sọc trên bề mặt sa mạc Atacama. (Ảnh qua messagetoeagle.com)

Nằm ở sa mạc Atacama, một cao nguyên rộng 105.000km vuông dọc bờ biển Thái Bình Dương của Chile, di tích bí ấn này đến nay chỉ thu hút sự chú ý của số ít người.

Tuy nhiên, người dùng Google Earth ở Sedona Shadows, Sedona, Arizona là Holly Ahlberg đã phát hiện ra một số con đường và dấu vết lạ trên sa mạc Atacama. Cô đang hy vọng phát hiện của cô sẽ trở thành một khám phá khảo cổ lớn. Liệu nơi đây có từng tồn tại một nền văn minh cổ xưa nay đã bị chôn vùi dưới cát hay không?


6. Biển Gobi thần bí và vùng đất rộng lớn – nơi sinh sống của những đứa con của Thần

Biển hồ trên sa mạc Ba Đan Cát Lâm, một khúc của sa mạc Gobi. (Ảnh qua Keindahan Alam)

Theo truyền thuyết xưa và góc nhìn khoa học, từng có một giai đoạn quá khứ xa xôi, trước khi thảm họa xảy ra, sa mạc Gobi trải dài trên lãnh thổ Trung Quốc lẫn Mông Cổ thực sự từng là nơi nước bao phủ – một đại dương rộng lớn cùng một hòn đảo đẹp như thiên đường.

Tổng thống Mỹ Roosevelt từng đề xuất cuộc thám hiểm đến nơi này vì ông cho rằng đã từng có cây cối ở sa mạc Gobi và khi cây cối bị chặt hạ, khí hậu vì thế mà thay đổi. Ông nghĩ, nếu có thể trồng cây ở đó một lần nữa, cây cối sẽ giúp điều hòa lại khí hậu.

Theo truyền thuyết cổ xưa, hòn đảo hiện nay đã trở thành sa mạc Gobi, là nơi sinh sống của thế hệ cuối cùng của loài người trước chúng ta. Ngoài ra các tác phẩm linh thiêng của Trung Quốc và tác phẩm Tây Tạng Sách của Dzyan đã chứng minh rằng thời xa xưa, rất lâu trước khi Adam và Eve trong Kinh thánh xuất hiện, có một vùng đất bao la là nơi sinh sống của những người con trai thực sự của Thiên Chúa, “người da trắng với đôi mắt xanh và tóc vàng”, “hạ giới từ thiên đường“.

Tại vùng đất bí ẩn này, từng tồn tại một trong những đế chế thịnh vượng nhất trong lịch sử. Người ta cho rằng dưới lớp cát có của cải, vàng bạc, đồ trang sức, tượng tạc, vũ khí, đồ dùng, tất cả những thứ văn minh, những món đồ xa xỉ và các tác phẩm mỹ thuật mà không nơi nào trên thế giới ngày nay có thể sánh bằng.

Cát Gobi di chuyển thường xuyên từ đông sang tây trước khi những cơn gió mạnh thổi liên tục. Thỉnh thoảng một số kho báu ẩn giấu được phát hiện, nhưng không người bản địa nào dám động đến chúng vì nơi này đã bị ám bằng phép thuật siêu nhiên nào đó.


7. Bí ẩn nơi sinh sống của người tiền sử Calico ở sa mạc Mojave: Địa điểm cổ đại bị bỏ sót ở Bắc Mỹ

Khu khảo cổ ở sa mạc Mojave. (Ảnh qua messagetoeagle.com)

Một trong những địa điểm khảo cổ kỳ lạ và bí ẩn nhất ở Bắc Mỹ chính là khu vực Calico Early Man nằm ngay bên ngoài thị trấn Barstow ở Hạt San Bernardino, trong sa mạc Mojave ở miền nam California. Tuy nhiên, địa điểm khảo cổ này dường như đã bị bỏ sót.

Năm 1942, các nhà khảo cổ học nghiệp dư phát hiện ra các mẫu vật mà họ cho rằng chính là công cụ đá nguyên thủy ở khu vực này, nhưng liệu có phải là “công cụ” do con người tạo ra hay được hình thành thông qua các quá trình địa chất đặc trưng? Vì tuổi tác của các hiện vật trên là khá phù hợp, cho nên khu vực Calico Early Man luôn gây nhiều tranh cãi trong lĩnh vực khảo cổ học.

Nếu các hiện vật thực sự là công cụ bằng đá thời tiền sử, có nghĩa là con người đã định cư trên bờ hồ Pleistocene cổ xưa cách đây hơn 30.000 năm.

Liệu còn những hiện vật nào cổ hơn vẫn bị chôn vùi dưới cát sa mạc Mojave? Các nhà khảo cổ đang nổ lực tìm kiếm lời giải đáp.

Source: MTE/

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận