Tháng 2/2017, sau rất nhiều bằng chứng khảo cổ, các nhà khoa học đã khẳng định sự tồn tại của một lục địa “mới” bao phủ New Zealand. Tuy nhiên, đi cùng nó là những bằng chứng về ngày diệt vong bi thảm của một nền văn minh huy hoàng, để lại cho chúng ta nhiều cảm thán và bài học sâu sắc…
Lãnh địa Macchu Picchu. Các nền văn minh Incas và Maya cả hai đều nhắc tới một vùng đất ở Thái Bình Dương, phía tây của lục địa Châu Mỹ. (Wikimedia)
Ấn phẩm nghiên cứu của James Churchward: “Mu, lục địa bị biến mất”
Cho đến nay, con người mới chỉ khám phá được 6% đáy đại dương, nên 94% còn lại vẫn luôn chứa đựng vô sỗ bí ẩn. Câu chuyện về một lục địa cổ xưa nằm giữa Thái Bình Dương đã xuyên suốt hàng bao nhiêu thế kỷ. Những tài liệu viết và nghiên cứu nghiêm túc đầu tiên về chủ đề này xuất hiện vào đầu thế kỷ 20.
Năm 1926, ấn phẩm nghiên cứu khảo cổ của James Churchward (1851-1936), “Mu, lục địa bị biến mất” đã làm sống lại niềm tin vào một lục địa lớn đã từng tồn tại. Đại tá James Churchward kể lại trong tác phẩm nghiên cứu của mình câu chuyện về việc ông gặp được một thầy tu ở Ấn Độ.
Hai người đã kết bạn, và vị thầy tu đồng ý cho Churchward xem những phiến đá khảo cổ trên đó có những bản viết quý giá. Nó là những tài liệu mà ông dành cả đời để tìm kiếm. Tại Mexico, Đại Tá cũng tìm thấy những bản viết mới bổ sung cho khám phá của vị thầy tu.
Ông đã hoàn thành các ấn phẩm nghiên cứu: Lost Continent of Mu, the Motherland of Man (Lục địa Mu bị mất, đất mẹ của loài người) (1926), The Children of Mu (Những đứa con của Mu) (1931), The Lost Continent Mu (Mu, lục địa bị biến mất) (1931), và The Sacred Symbols of Mu (Biểu tượng thiêng liêng của Mu (1933).
Những bản viết đó được viết bằng một ngôn ngữ mà ngày nay đã “chết”, có tên Naacal, nhưng vào năm 1926 đó may mắn còn 3 người sử dụng và phiên dịch được nó.
Đây là ngôn ngữ của các cư dân của một lục địa có tên là Mu. Nhiều chi tiết được ghi lại ở đó, như kích thước lục địa, được trải dài từ phía Bắc quần đảo Hawaii cho tới quần đảo Fiji và Đảo Phục Sinh.
Những di khảo đang được trưng bày ở Madrid
Bộ di khảo Codex Tro-Cortesianus, hiện đang được trưng bày ở Bảo tàng Madrid mô tả ngày kết thúc bi thương của nền văn minh Mu…(Ảnh: Wikiwand)
Theo di khảo của Churchwall, lục địa này đã có gần 64 triệu người. Lục địa gồm một đồng bằng rộng lớn nhấp nhô với nhiều thung lũng, bao phủ bởi “một thảm thực vật nhiệt đới xinh đẹp”. Sông hình thành những chiếc hồ nơi có “những bông sen linh thiêng” mọc.
Công nghệ của họ, kỳ lạ thay, tiên tiến hơn cả công nghệ tồn tại vào thế kỷ XX, và những nền văn minh cổ xưa như Ấn Độ cổ đại, Babylon, Ba Tư, Ai Cập, Maya, đều mang dấu vết có được từ nền văn minh của siêu lục địa này.
Người dân ban đầu rất có tín ngưỡng, họ xây dựng vô số đền thờ Thần của họ, và giao dịch buôn bán với các thuộc địa bên ngoài. Nhưng khi nền văn minh đã lên tới đỉnh cao, đạo đức trở nên xuống cấp bại hoại, thì một loạt các thiên tai xảy đến hòn đảo này.
Bộ di chỉ Tro-Cortesianus, bộ 56 tấm viết di khảo phát hiện bởi nhà sử học người Pháp Brasseur Beaubourg năm 1860 ở Madrid – và ngày nay đang được trưng bày ở Madrid- đã trùng hợp với những điều viết ra trong tài liệu nghiên cứu của Churchward.
Lục địa Mu cổ xưa hơn cả Atlantis
Bản đồ do Đại tá James Churchward vẽ lại theo những chỉ dẫn cung cấp trên những tấm bảng bằng ngôn ngữ nacaal. (Ảnh: epochtimes.fr)
Những người châu Âu đã đưa một lục địa ở Thái Bình Dương vào bản đồ thế kỷ XVI này của Petrus Bertius, ở đó dưới tên Terra Novalis (nghĩa là Vùng đất mới).
Và như hòn đảo mà triết học gia Socrates đề cập tới, số phận của nó là bị chìm xuống và biến mất trong những vùng biển sâu – những di chỉ và di cảo nhắc đến sự tồn tại của nó gợi lên những cảnh ngày tận thế và sự trừng phạt của Thần đối với con người khi đạo đức trở nên bại hoại.
Siêu kiến trúc tìm thấy năm 1985 ở vùng biển Yonaguni Nhật Bản: Mu không phải là huyền thoại. (Ảnh: GoGetNews.info)
Mô tả về những cảnh cuối cùng của Mu trước khi chìm xuống đáy đại dương
Augustus le Plongeon, nhà nghiên cứu Maya học thế kỷ 19, đã có các tài liệu người Maya kể lại về thời điểm này.
Điều đó trùng hợp với nội dung trong nghiên cứu của Churchward và nội dung trong bộ di chỉ 56 tấm bảng viết đang được trưng bày ở Madrid của nhà khảo cổ học người Pháp Brasseur Beaubourg, cũng được viết bằng chữ viết của người Maya, mô tả một cảnh giống như trong Khải huyền của Thánh kinh, khi đế chế văn minh hứng chịu cơn giận dữ của Thần khi đạo đức trở nên bại hoại.
(Trang minh họa: vi.wikipedia.org)
“Những cột lửa và khói đã bay lên từ các cung điện đền đài. Tiếng kêu của vô số người vang lên trong không trung. Người dân tìm nơi trú ẩn trong các đền thờ và thành quách, và nhà hiền triết người Mu đứng dậy nói: ‘Chẳng phải tôi đã dự báo cho các vị điều này rồi sao?’”.
Cả phụ nữ và nam giới trong những trang phục thêu lộng lẫy, đính các viên đá lấp lánh kêu rên “Nhà hiền triết ơi, cứu chúng tôi!” Và nhà hiền triết người Mu trả lời: “Tất cả các vị sẽ phải ra đi cùng tôi tớ và sự giàu có của các vị, và từ tro tàn này các quốc gia mới sẽ nổi lên. Và nếu họ quên mất là họ vượt trội không phải nhờ những tham lam của mình, thì một số phận tương tự cũng sẽ dành cho họ“.
Theo bản viết bằng ngôn ngữ nacaales của Churchwall, Mu sau đó đã bị nhấn chìm.
“Toàn bộ lục địa dâng lên và cuộn tròn như sóng biển. Trái đất run rẩy và lắc như những chiếc lá trong một cơn bão. Đền thờ và cung điện sụp đổ, tượng đài và các công trình cũng sụp đổ. Các thành phố trong phút chốc chỉ còn là những đống đổ nát thê lương hoang tàn”. Rồi tất cả chìm xuống đáy sâu thẳm của đại dương.
Tìm thấy biểu tượng chữ Vạn của Phật gia – Các vị Phật đã dẫn dắt nhân loại từ những nền văn minh xa xưa?
Hình chụp chữ Vạn trên một tấm bảng di khảo ngôn ngữ Nacaal mà Churchward tìm thấy, tấm bảng được đánh số No 1231, trong cuốn sách, Mu, lục địa bị biến mất của ông.
Một trong những khám phá chấn động nhất của Churchward, là sự tồn tại đồng thời của các nền văn hóa có những đặc điểm giống nhau ở trên cả bốn góc địa cầu. Và một trong những biểu tượng quan trọng nhất trong báo cáo của Churchward là chữ Vạn.
Đây là biểu tượng của Phật gia nhiều thiên niên kỷ. Vậy là phải chăng từ mấy chục nghìn, mấy trăm nghìn năm trước, Thần Phật vẫn luôn tồn tại và dẫn dắt nhân loại?
Churchward cho biết theo các bản dịch và giải mã từ ngôn ngữ nacaal, biểu tượng chữ Vạn nắm giữ “chìa khóa dẫn đến sự chuyển động của vũ trụ”.
“Biểu tượng này đặc biệt quan trọng bởi vì nó là một trong những bộ sưu tập của hơn 2.600 phiến đá di khảo của Niven, nó là chìa khóa của sự chuyển động của vũ trụ. Đó là một biểu tượng đóng vai trò quan trọng trong quan niệm con người về Đấng Tạo Hóa và sáng thế, kể từ buổi bình minh của nhân loại cho đến ngày hôm nay. Những bản viết tư liệu bằng tiếng Naacal cho chúng tôi biết rằng đây là thành phần Đấng Tạo Hóa dùng để thiết lập luật pháp và trật tự trong sự hỗn loạn của vũ trụ”.
Một nền văn minh rực rỡ tồn tại cách nay có thể 60.000 năm với xuất phát điểm ban đầu là kính ngưỡng Thần Phật, và khi họ trở nên kiêu ngạo, ngông cuồng, cho mình cao hơn cả Thần Phật và không còn giữ tâm thành kính nữa, đạo đức trở nên bại hoại, sự kết thúc tới với họ trong một chớp mắt. Đó phải chăng là bài học để lại cho chúng ta?
Vậy là, những khám phá mới của con người dường như liên tục mở ra những chân trời quá khứ rộng lớn mà trước đây người ta vốn không nghĩ tới, nhưng cũng bắt buộc con người suy ngẫm để tự thấy mình nhỏ bé thế nào trước vũ trụ mênh mông và bao la, năng lực của con người vẫn qúa ư nhỏ bé. Chúng ta vốn là ai và có thể thực sự làm được điều gì, trên thực tế vẫn mãi là một ẩn số lớn của nhân loại.