Đa Tác Thuyền – thuyền nhiều dây.

Đa Tác Thuyền – thuyền nhiều dây.

Là tên gọi của loại thuyền đóng theo kiểu tây thời Nguyễn. Các loại thuyền chiến kiểu tây tương tự trước đã từng góp mặt trong các cuộc hải chiến thời Trịnh Nguyễn phân tranh, tuy nhiên phần lớn được chúa Trịnh mượn từ người Hà Lan. Về sau khi nhà Tây Sơn nổi lên và lật đổ chúa Nguyễn ở đàng trong, thì thủy quân của chúa Nguyễn Ánh hầu như không có khả năng so bì với thủy quân Tây Sơn – vốn đông đảo và thiện chiến hơn do chiếm được từ quân doanh của chúa Nguyễn, tự đóng mới và đặc biệt có sự góp sức của bọn cướp biển người Hoa.

Để cân bằng lực lượng, chúa Nguyễn đã cầu viện nước ngoài và nhận được sự giúp đỡ từ nước Xiêm và đặc biệt là những tay phiêu lưu người Pháp. Từ khi cha đạo Bá Đà Lộc, tức Bi Nhu Quận Công, tự quyên góp tiền thu nạp được 350 lính, 20 sĩ quan Pháp cùng với những chiến thuyền châu âu trở về giúp sức, cán cân lực lượng giữa thủy quân chúa Nguyễn và Tây Sơn thay đổi rõ rệt.

Những sĩ quan Pháp đem lại cho quân đội chúa Nguyễn những kiến thức quân sự tân tiến, từ việc huấn luyện quân đội kĩ chiến thuật, đến đúc pháo, xây thành và đóng thuyền. Bản thân chúa Nguyễn Ánh đã tự tay cùng thầy thợ dỡ một chiếc thuyền chiến châu Âu mà họ mua được và đóng những chi tiết theo nguyên mẫu ráp vào cho vừa khớp giống như cũ, từ đó chúa Nguyễn đã có thể tự sản xuất những chiếc Đa Tác Thuyền đầu tiên giúp vực dậy lực lượng thủy quân kém cỏi của ông.

Từ đây, dần dần chúa Nguyễn dành được nhiều chiến thắng quan trọng trên mặt biển, chứ không phải trốn chạy và cầu trời như trước đây. Sự thay đổi này hiệu quả đến mức chúa Nguyễn Ánh tự tin nói với các thuộc hạ rằng: “thủy chiến là sở trường của ta”(Liệt Truyện). Ví như trận thủy chiến ở đầm Thị Nại, quân chúa Nguyễn đã thiêu đốt hầu hết tàu thuyền của Tây Sơn đóng tại đây, trong đó bao gồm cả những chiếc Định Quốc đại hiệu – loại thuyền lớn nhất mà nhà Tây Sơn từng đóng được.

Các tàu kiểu Tây dương mới đầu đều do các sĩ quan Pháp làm thuyền trưởng, nổi bật nhất có thể kể đến: Thoại Phụng do Barizy điều khiển, Loan phi của Chaigneau, Bằng Phi của DeForcan, Phượng Phi của Vannier.v.v.

Theo cuốn Việt Sử toàn thư, năm 1803 sau khi nhà Tây Sơn sụp đổ, có một hạm đội của Anh gồm 7 chiếc tiến từ Biển Đông theo đường sông vào Hà Nội bị đốt cháy (việc này có thể do các sĩ quan Pháp vốn không ưa người Anh xúi dục.), nhưng phía chính phủ Anh quốc im lặng – việc này phần nào chứng tỏ thực lực của thủy quân thời Gia Long.

Đa Tác Thuyền trong Đại Nam thực lục còn được gọi là tàu bọc đồng, tàu có số lượng thủy thủ ước chừng là 300 người, tổng số quân phục vụ trên toàn bộ các tàu loại này được ghi lại là 1200 người. Số lượng pháo được trang bị mỗi chiếc không có ghi chép xác thực, ước đoán chừng 40 khẩu.

Loại thuyền này được khắc trên Cửu Đỉnh trong hoàng thành Huế.


Ô thuyền, là một loại m và nhiều mái chèo ở hai bên thân. Đây là một loại tàu khá thông dụng từ trước thời Gia Long. Loại tàu này ngoài quân chúa Nguyễn và Tây Sơn còn được bọn hải tặc phương Bắc sử dụng tục gọi là giặc tàu ô. Do tàu có màu đen nên rất dễ lẫn tránh trên biển, tàu thường được dùng để do thám, tuần tiễu trên biển.

Tàu vừa có buồm, vừa có mái chèo nên rất cơ động có thể đi ngược gió, vì vậy thường rất khó truy đuổi. Tuy nhiên thuyền tương đối nhỏ không trang bị nhiều pháo, số thủy thủ ước chừng 20 người.

Vua Gia Long có thể đã từng chiến đấu, vthuyền đi biển, tàu sơn màu đen nên gọi là ô thuyền (thuyền màu đen).
Thuyền có hai cột buồà trốn chạy quân Tây Sơn trên một con thuyền kiểu này.
Ô thuyền là một trong những chiến thuyền được khắc trên cửu đỉnh trong hoàng thành Huế.

Cùng bộ sưu tập

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận