Mới hôm qua, trên livescience đăng tin về một ông bên Nga. Ông này upload lên instagram video về hiện tượng “vua chuột” (Rat King).
Hiện tượng “vua chuột” là gì?
“Vua chuột” là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả một nhóm chuột có đuôi bị vướng víu.
Cái hiện này tui đọc cũng lâu rồi, chắc đâu 4-5 năm trước. Như video, một đàn chuột bị thắt đuôi rối vào nhau. Tạo nên cảnh tượng cực kỳ quái lạ. Chính vì sự quái lạ này, mà nó tạo cảm hứng cho nhiều truyền thuyết và huyền thoại ra đời.
Trong video thì mấy con chuột này được gỡ rối đuôi. Nhưng trong tự nhiên, chúng sẽ chết vì không thể tìm được thức ăn. Và đôi khi, những con khác sẽ đem thức ăn đến cho chúng.
Bảo tàng Động vật học Strasbourg ở Pháp, đã lưu trữ mẫu vật 10 con chuột bị rối đuôi cùng lúc cho đến chết.
- Nhiều người nói rằng đây là trò đùa: Có ai đó cố ý cột đuôi chúng lại với nhau. Nhưng không phải. Đây là hiện tượng tự nhiên được biết đến ở hai loài chuột. Đó chuột đen (Rattus rattus) và chuột Na Uy (Rattus norvegicus). Nhưng nó cũng đã được quan sát thấy ở sóc và mèo (theo bảo tàng).
- Điều đặc biệt là. Khi hỏi về lý do tại sao đuôi chuột lại bị thắt vào nhau như thế, và để làm gì? Thì Bảo tàng Động vật học Strasbourg cho biết: “Đây vẫn là điều bí ẩn chưa được khám phá!”.
Bạn có thể xem hình ảnh 4 con sóc bị dính lại với nhau. Khiến cho chúng không thể nào tự do di chuyển. Hiện tượng này không chỉ xảy ra ở loài chuột.
Một vài lý giải cho hiện tượng rối đuôi này?
Cách đây 3 năm, trong một bài báo của livescience, cũng đưa ra một vài lý giải. Nhưng chưa dẫn đến kết luận rõ ràng.
- Những cái đuôi này không thể bị buột lại bởi tay người. Vì chúng hoàn toàn có thể tự nhanh chóng tháo rời.
- Những cái đuôi không chỉ bị rối, và đôi khi chúng dính nhựa cây. Từ ngay trong ổ của mình, một chất kết dính nào đó đã dính đuôi chúng lại. Trong nổ lực thoát ra, chúng làm rối đuôi thêm.
Thế nhưng, những lý giải trên dường như có phần hợp lý với sóc. Còn với lũ chuột thì hoàn toàn không. Vì những con chuột bị dính đuôi vào nhau không phải trong quá trình đi kiếm thức ăn. Mà ngay khi sinh ra là những con chuột con, chúng đã bị rồi. Và một khi bị, chúng sẽ đau đớn và cho đến khi chúng tách ra hoặc chết.
Ngược dòng lịch sử hiện tượng “vua chuột”
Hình trên là mẫu vật lớn nhất từng được ghi nhận, với 32 con chuột. Nó được phát hiện vào năm 1828 và vẫn đang được trưng bày tại Altenburg, Đức.
Người ta đã nhìn thấy vua chuột từ những năm 1500, hầu hết diễn ra ở châu Âu. Hiện tượng này đặc biệt liên quan đến nước Đức, nơi tạo ra nhiều vua chuột đã được báo cáo nhất.
- Ban đầu, người ta cho rằng vì thời tiết lạnh. Nên các con chuột đã làm vậy để giữ ấm. Nhưng vấn đề là, khi thời tiết lạnh qua đi, chúng vẫn không thể tách ra. Thậm chí, người ta con quan sát được một trong số chúng sẽ tự cắn đuôi để được thoát ra mà sống sót.
- Theo allthatsinteresting, đến thế kỷ 19, có nhiều người đã cố ý tạo những mẫu vật “rat king” giả nằm để trưng bày và bán vé. Một báo cáo khoa học đã nói rằng: có rất ít những mẫu vật “rat king” là thật. Thế nên, nếu bạn nhìn thấy một mẫu vật tương tự, thì có khả năng cao nó là giả. Chẳng qua người ta chỉ cố buộc đuôi những con chuột chết lại với nhau.
Cuối cùng, nguồn gốc của cái tên “vua chuột” cũng rất mập mờ. Theo Wiki, Konrad Gessner trong “Historia animalium” (1551-58) phát biểu rằng: “Một số người hiểu rằng những con chuột nào mạnh mẽ nhất khi tuổi đời của nó già nhất và được cho ăn bởi những con chuột nhỏ thì được gọi là vua chuột.” Martin Luther tuyên bố: “Cuối cùng chúng ta cũng có Đức Giáo hoàng, vua của những con chuột hàng đầu.” Sau này cụm từ này được dùng để chỉ một vị vua ngồi trên ngai vàng của những cái đuôi bị thắt nút.