Nhắc tới Quang Trung-Nguyễn Huệ hay nhà Tây Sơn ta hay nhắc tới các võ công đánh đông dẹp bắc
Ở đây mình không bàn tới tính đúng sai của các cuộc chiến đó cũng như không phán xét tới thái độ của mọi người
Mình chỉ xin phép khai thác một đoạn sử liệu để cho mọi người thấy một góc khác của Quang Trung cũng như nhà Tây Sơn để đánh giá công bằng hơn chứ mình không phải là Fanboy của Tây Sơn và Quang Trung nhé
Trước hết mình xin nói các tài liệu mà mình dựa vào gồm có cuốn:
-Trung Quốc nhân sử cương-bản dịch tạm thời của viện Hán Nôm
-Cuốn Cambridge Illustrated History China link down trên mạng của Ebrey, Patricia
-Trung Quốc Văn Hoá Sử Đại Từ Điển
– Cao Tông thực lục do Hồ Bạch Thảo (dịch)
-Hoa Bằng: Quang Trung Nguyễn Huệ, anh hùng dân tộc
-Hoàng Xuân Hãn: La Sơn Yên Hồ,
-Thanh Sử Cảo (Bộ chính sử của nhà Thanh)
-Tài liệu Quân Cơ xứ của viện Hán-Nôm
-Thanh thực lục của Tác giả Trang Cát phát
-Các bài nghiên cứu trên tạp chí nghiên cứu lịch sử năm 2012 mà mình được đọc
Phần lớn mọi người ở đây ai cũng biết về cuộc chiến Việt-Thanh năm Kỷ Dậu cũng như những sự việc làm ta nghe rất đã tai đã mắt nhưng hầu như tới nay trong lịch sử lại rất ít người để ý tới một vấn đề đó là CÁC SỰ KIỆN NGOẠI GIAO HẬU CHIẾN SAU CHIẾN TRANH KỶ DẬU
Thực ra chính các sự kiện ngoại giao hậu chiến này mới cho thấy khả năng của Quang Trung cũng như triều đình Tây sơn
Cái gọi là sự kiện ngoại giao này bao gồm 3 quá trình
1) Quá trình hòa giải giữa Tây Sơn và Nhà Thanh từ chiến thắng năm Kỷ Dậu tới hết năm 1790
2) Sự kiện Quang Trung cầu phong vương từ nhà Thanh hợp thức hóa việc mình là chủ quốc gia vào năm 1791
3) Sự kiện phái đoàn Tây Sơn tới tham dự lễ mừng thọ 80 tuổi của vua Càn Long nhà Thanh vào năm 1792 đồng thời cũng là sự kiện thắng lợi lớn nhất
Phần lớn chúng ta cũng biết sơ qua những vấn đề trên nhưng chủ yếu qua tác phẩm “Hoàng Lê Nhất Thông Chí” vốn là tác phẩm văn học có tính hư cấu rất nhiều cũng như dã sử nên các sự kiện hậu chiến này gần như chỉ gói trong vài dòng đơn giản không cho thấy hết cái tầm quan trọng của nó với lịch sử
Cụ thể hơn thì là đây, mình xin được phân tích và diễn giải
Phần 1
Trong giai đoạn 1 quá trình hòa giải chiến tranh từ chiến thắng Kỷ Dậu tới hết năm 1790 vua Quang Trung và Tây Sơn đã biết khéo léo xóa dụ được mâu thuẫn lợi dụng các mối quan hệ cũng như đoán được ý của Càn Long cũng như triều đình nhà Thanh để ngăn chặn chiến tranh có thể xảy ra lần nữa
Ngay sau khi bị đánh bại sau chiến tranh năm Kỷ Dậu năm 1790 nhà Thanh hoàn toàn không có ý định từ bỏ chiến tranh vì dĩ nhiên sợ mất oai danh thiên triều thêm nữa vua Càn Long muốn hoàn thành cái gọi là “Thập toàn võ công” để lễ mừng thọ 80 tuổi của mình thêm vui việc đánh nước ta cũng nằm trong seri chiến dịch mừng thọ cho Càn Long giống như đánh Miến Điện, Tân Cương trước đó
Tuy nhiên sau khi bị đánh bại trong chiến tranh Kỷ Dậu năm 1790 cộng với việc các cuộc chiến trước đanh ở Miến Điển,Tân Cương đều chả thu được lợi lộc gì ngoài việc đốt tiền nên cả triều đình nhà Thanh đã có ý ngần ngừ vì thế vị
Tôn Sĩ Nghị vốn chính là người chủ trương dâng tấu đánh nước ta cũng như là tổng chỉ huy quân Thanh đánh nước ta sau trận thua quay về đã bị cách chứ chuyển công tác người mới được thay vị trí Tổng đốc Lưỡng Quảng là Phúc Khang An đã nhận rõ được cục diện tình hình đó là nếu đánh tiếp với nước ta sẽ càng làm ngân khố hao hụt trong khi đó Đại lễ mừng thọ cho vua Càn Long sắp tới gần nếu việc binh đao cứ kéo dài tới tận lễ mừng thọ vẫn chưa xong thì sẽ làm “Hụt chỉ tiêu” khiến vua Càn Long mất mặt nên ngày khi nhận chức Phúc Khang An đã làm bản tấu thế này:
“… Địa phương nước này (tức nước ta), từ bắc xuống nam ba nghìn dặm, từ đông sang tây hai nghìn dặm, chặng đường phải nhiều, việc kéo quân đi khó mà có thể nhanh được, huống chi nơi đó khí hậu bốn mùa, chỉ có ba tháng mùa đông,chướng lệ không nổi lên, còn ba mùa xuân, hạ, thu kia, đều có sương độc mù mịt, không thể nhiễm được, chẳng khác gì Miến Điện.
Nếu như kéo đại quân qua, thì ắt phải tiến binh vào tháng mười, tháng mười hai phải thắng, tháng giêng năm sau trở về, có thế mới vạn toàn không nguy hiểm. Khổ nỗi việc quân lữ, đâu có thể nào định trước thời gian, nếu như trong ba tháng việc chưa xong, đến mùa xuân rồi, chướng khí bùng lên, nếu triệt binh thì công lao từ trước ắt bỏ đi, lưu binh thì thương vong hẳn lớn. Thành thử chẳng nên dụng binh đất An Nam, không những địa lợi không tiện, nhân sự không hợp, mà chính vì thiên thời có giới hạn.
Từ xưa đến nay, chưa bao giờ thành công cũng là vì lẽ đó, hiện nay Nguyễn Huệ có thù với họ Lê, khiến phải lao khổ đến binh lính chúng ta, phí tổn lương hướng. Thế nhưng đại binh tiến quan chưa bao lâu, gã tù (trưởng) kia mấy lần xin hàng rõ là trước khi kháng cự, (cũng như) sau khi thua (?) trận, lúc nào cũng tỏ vẻ sợ hãi. Xem biểu văn thấy trong đó y xưng là kẻ áo vải đất Tây Sơn, rõ ràng không có ý chiếm nước của người khác, cũng không có ý chống lại, đủ biết không dám đắc tội với thiên triều
Thế nhưng lời của y cũng vẫn còn mù mờ, chưa hẳn có thực không kháng cự hay chăng, cần phải phân biện rạch ròi, còn như như y xin đã cho ngay, e rằng gã tù trưởng này kiêu ngạo, gian dối đã quen, dần dà lại đâm coi thường cả Trung Hoa…”
Đây là bản tấu của Phúc Khang An từ tài liệu Quân cơ xứ (Quân cơ xứ nhà Thanh tương đương lầu năm góc của Mỹ ấy)
Theo sử nhà Thanh, một mặt Phúc Khang An nhờ Ô Đại Kinh đưa thư hăm doạ, một mặt điều quân đến Trấn Nam Quan phòng ngự quân Tây Sơn tấn công qua. Quả thực sau trận chiến đầu năm Kỷ Dậu, tình hình giữa hai quốc gia rất căng thẳng, vua Quang Trung cũng chưa dám rút quân về Phú Xuân và vẫn còn trong tình trạng củng cố đề phòng cuộc tấn công tiếp theo
Tuy vậy qua các động thái các bên thì Quang Trung và triều đình Tây Sơn cũng đã đoán được tâm lý chung của triều đình nhà Thanh cũng như vua Càn Long là ngại đánh tiếp bởi vậy Quang Trung đã đánh chơi một kế thực sự rất độc vừa làm mát mặt vua Càn Long vừa bảo đảm lợi ích nước ta đó là dâng thư xin hàng cùng với một loạt các biện pháp mềm mỏng khác trong ngoại giao cụ thể hơn
Đây là tờ biểu vừa xin hàng lẫn cầu phong của Quang Trung
“Thần là tiểu mục nước An Nam Nguyễn Quang Bình mạo muội kính cẩn đem tấm lòng thành tâu lên mong đại hoàng đế bệ hạ (là bậc) thụ mệnh sáng như trời, vua của vạn quốc, ở trên ngôi báu đã trên năm mươi năm, hồng ân rải khắp mọi nơi Hoa cũng như Di đều được thấm nhuần, (cả đến) nước An Nam của thần tuy ở chỗ viêm nhiệt xa xôi cũng từng được tắm gội, (xin) lấy đức lớn mà nghe cho.
Hai trăm năm qua, quốc vương họ Lê (nước tôi) mất quyền khiến cho quyền thần họ Trịnh coi giữ việc nước, đến vua trước là Lê Duy Đoan tuổi già, phụ chính họ Trịnh hèn yếu, binh kiêu dân oán, khiến người trong nước chia rẽ ngả nghiêng. Thần là kẻ áo vải đất Tây Sơn (vì thế) phải tuỳ thời mà dấy lên, mùa hạ năm Bính Ngọ, hưng binh diệt họ Trịnh, trả lại nước cho họ Lê.
Trong năm đó tiền vương tạ thế, thần lại đưa tự tôn là Duy Kỳ lên nối ngôi. Duy Kỳ là người dâm bạo, không lo quốc chính, mối giềng lỏng lẻo bên trong, lân bang gây hấn ở bên ngoài, chỉ lo hãm hại trung lương, giết người trong họ, người trong nước cũng như bầy tôi đều chạy về với thần, xin xuất binh trừ loạn.
Thần vẫn biết rằng nước đây đã được thiên triều sách phong, đâu dám tự ý phế lập. Mùa đông năm Đinh Mùi mới sai một tiểu tướng đem binh ra hỏi tội bọn tả hữu dám giúp cho kẻ Kiệt kia, hay đâu Duy Kỳ mới nghe tiếng đã bỏ chạy, tự mình làm khổ mình.
Đến mùa hạ năm Mậu Thân thần đến Lê thành, đưa con của vua trước là Duy Cẩn trông coi việc thờ tự và giám quốc, rồi sai người sang gõ cửa quan trình bày mọi việc trong nước.
Khi đó người biên thần (chỉ Tôn Sĩ Nghị) lại trả lại thư, đuổi sứ về, không chịu đề đạt lên. Mùa đông năm ngoái y lại điều động đại binh, xuất quan qua đánh, thần ở xa nghe tin, tự nghĩ xưa nay một lòng kính sợ thiên triều,định đem tấc lòng giãi bày lên trên, nên mới bảo vương tử Lê Duy Cẩn và thần dân gõ cửa trình ba bẩm văn, ngờ đâu đại binh tiến thẳng đến Lê thành, giết binh trấn giữ nhiều vô số kể.
Thần chẳng biết tiến thoái ra sao, việc đó chính là do Lê Duy Kỳ không biết tính toán, nên đến ngày mồng năm tháng giêng năm nay tiến đến Lê thành, đâu có dám chống cự lại quan binh. Thế nhưng quan binh tàn sát quá lắm, thế không thể thõng tay chịu trói nên đành chống trả. Việc đó cũng khiến cho thần sợ hãi nên đã đem những kẻ dám đối địch chính pháp cả rồi.
Cũng mong đại hoàng đế theo mệnh trời hành hoá, tài bồi cho kẻ ngả nghiêng, thuận theo tự nhiên, tha thứ cho kẻ man di không biết, thấu cho lòng thành của kẻ cầu xin được chăn dắt ở một cõi mà để cho thần được đứng chắn ở một phương, làm chư hầu tuân phục thì mọi sự được thống nhiếp, dân chúng được yên ổn làm ăn, cũng đều do đức nhân của đại hoàng đế ban cho
Thần nguyện triều cống theo lệ phiên vương, dâng biểu chí thành, hướng về phương bắc, không khỏi cảm kích trông đợi mệnh lệnh kính cẩn dâng lên tờ biểu này.
Cung kính đệ lên tiến vật gồm mười dật vàng, hai mươi dật bạc.
Cung kính sai hai hành nhân là Nguyễn Hữu Chu, Vũ Huy Phác.”
Lời lẽ trong tờ biểu này đọc qua ta đều biết là phần lớn viết ra với văn phong nói như ngày nay là chém gió, chủ yếu để nịnh và đánh vào lòng tự cao của vua Càn Long là chính chứ hẳn nhiên vua Quang Trung và Tây Sơn không hèn yếu hay sợ tới thế
Và nếu phân tích rõ ra thì vua Càn Long vốn đã có tâm lý ngại đánh tiếp vì không muốn lùm xùm trong lễ mừng thọ 80 tuổi của mình vào năm 1792 nên chỉ cần nước ta xin “hàng” thì trong quan điểm của ông ta “hàng” ở đây nghĩa đã chấp nhận chịu thua coi như quân Thanh đến đánh nước ta năm 1790 đã thắng coi như chưa bao giờ có chuyện cả tướng cả quân bị đánh cho tóe khói cả
Triều đình của vua Quang Trung đã đoán được điều này nên đã dâng hàng loạt bài biểu, tấu sớ với nội dung và cách viết tương tự như thế này
Đồng thời sau đó Quang Trung tiến hành một loạt các biện pháp như thả tù binh quân Thanh bị bắt về nước cho tìm lại xác các tướng Thanh trả về
Đặc biệt ông đã rất khéo léo tận dụng đội ngũ sĩ phu Bắc Hà vào công tác ngoại giao này những sĩ phu này vốn trước đây có thành kiến với Tây Sơn và cho rằng Tây Sơn không thể cộng tác được vì chỉ là lũ võ biền giỏi chém giết man rợ thì nay lại ra cộng tác bởi Tây Sơn đã cho họ 1 cơ hội hiếm có vì sự kiện ngoại giao hòa giải này với Nhà Thanh khiến họ trong 1 dịp hiếm có khi có thể vận dụng sở học của mình về văn chương miệng lưỡi (Theo ghi chép của quân cơ xứ nhà Thanh thì giai đoạn này 2 bên qua lại thư từ có lúc cân được lên tới 120 kg-các cuộc gặp mặt đàm phán thì như cơm bữa và chủ yếu là gặp gỡ ở vùng biên giới Lạng Sơn phái đoàn ngoại giao của Tây Sơn với nahf Thanh thường lên tới con số 40-50 người ) vừa có thể làm một việc được cho là giúp nước cứu đời nên trong giai đoạn này có rất nhiều sĩ phu bắt đầu quay ra hợp tác với Tây Sơn.