Quá trình cầu phong vương của vua Quang Trung chính thức hợp thức hóa việc ông làm chủ đất nước cũng như gạt bỏ toàn bộ mọi ý đính tái chiến của nhà Thanh cũng như mọi âm mưu chính trị khác của các lực lượng chống Tây Sơn
Lúc nãy phần 1 bài viết của mình đã nói tới việc Quang Trung cùng triều đình Tây Sơn sau chiến thắng Kỷ Dậu năm 1790 đã đoán được tâm lý của vua Càn Long cũng như nội bộ triều đình nhà Thanh là chần chừ không muốn đánh tiếp nên từ dó đề ra đường lối ngoại giao mềm mỏng lấy lòng nhà Thanh
Và có thể nói đường lối này đã thành công tới cuối năm 1790 sau hàng loạt các cuộc đàm phán và thư từ thì nhà Thanh chính thức chấp nhận việc cầu phong,hẹn tới năm sau (năm 1791) sẽ phong An Nam quốc vương cho Quang Trung
Thực ra đây mới là mục tiêu Quang Trung nhắm tới nhất vì nó hợp thức hóa việc Tây Sơn làm chủ đất nước cũng như có cớ gạt bỏ mọi sự chống đối của các lực lượng khác
Cụ thể quá trình cầu phong cho vua Quang Trung như sau
1) Nhà Thanh tuyên bố chấp nhận cầu phong
Ngày 22 tháng 2 năm 1791, sau khi nhà Thanh đã đánh tiếng là họ bằng lòng phong vương cho vua Quang Trung, phái bộ Đại Việt tất cả hơn hai mươi người, do Nguyễn Hữu Chu cầm đầu, từ Thăng Long đi lên, mang tờ biểu cầu phong đồng thời chuẩn bị lễ lạc và tiệc tùng
Đây là lần đầu tiên sau cuộc chiến, cửa ải Nam Quan được chính thức mở ra để đón phái bộ nước ta-trước đó mọi cuộc thương thảo đều diễn ra gần khu vực biên giới và các hành trạm dọc biên giới
Chính vì thế hai bên phải tổ chức đại lễ để tiễn đưa và để đón sứ thần qua Trung Hoa, chánh phó sứ không còn phải đến gõ cửa như những lần qua đàm phán trước đó. Trước khi sang Tàu sứ bộ Đại Việt nghỉ tạm ở một có tên là Ngưỡng Đức Đài bên trong lãnh thổ nước ta (Ngưỡng Đức Đài ở bên này cửa ải Nam Quan, đối xứng với Chiêu Đức Đài bên phía Trung Hoa).
Ngày 16 tháng 3 năm 1791 , tổng đốc Phúc Khang An đem quan binh bản bộ đến đóng ở cửa Nam Quan, một mặt truyền cho tuần phủ Tôn Vĩnh Thanh xây một lễ đài (mà sử Trung Hoa gọi một cách phách lối là thụ hàng thành), cách cửa ải 90 dặm
Ngày 19 tháng 3 năm 1791 , lúc giờ Dần, tổng đốc Phúc Khang An ra lệnh cho tướng sĩ trấn thủ ở Nam Quan dàn đội ngũ, dựng cờ quạt rồi bày hương án ở Chiêu Đức Đài để làm lễ tiếp nhận biểu văn của nước ta. Nguyễn Quang Hiển cùng cùng 6 viên chức của sứ bộ nước Nam, thêm một thông ngôn và 60 tuỳ tòng, tổng cộng 68 người tiến qua Trấn Nam Quan
Sau đó 2 phái đoàn cùng bày tiệc
Đoạn trên mình lược ra từ Thanh Thực lục của Trang Cát Phát cùng các tài liệu của Quân cơ xứ
Đến đây nhà Thanh đã chính thức chấp thuận cho Quang Trung làm An Nam Quốc vương việc òn lại chỉ là phái bộ bên ta sang đó nhận chiếu cầu phong là xong
2) Phái bộ nước ta sang cầu phong
Đến tháng 5 năm 1791 (Trung tuần tháng 5) Phái bộ nước ta chính thức sang nhận chỉ cầu phong, Nguyễn Quang Hiển-là cháu của vua Quang Trung, anh cả của gia đình Tây Sơn không phải là Nguyễn Nhạc mà người khác nhưng đến nay sử sách không ghi rõ và thêm nữa người này mất sớm trước cả khi 3 anh em khởi nghĩa chỉ để lại 1 con trai là Quang Hiển vì thế vua Quang Trung cho Quang Hiển đại diện thay mình vì vai vế cũng khá lớn
Phái bộ ta từ Thăng Long đi lên Lạng Sơn. Phúc Khang An nhận được sắc thư liền sai người đem đến Trấn Nam Quan mời sang
Đúng vào ngày 27 tháng 5 năm 1791, phái đoàn nước ta do Nguyễn Quang Hiển cầm đầu, tất cả là 21 người, từ nhà khách của tỉnh Quảng Tây do tướng Thang Hùng Nghiệp dẫn đường đi lên kinh đô nhà Thanh. Hai mươi mốt người đó gồm:
– Ba vị sứ thần:
Chánh sứ Nguyễn Quang Hiển (阮光顯)
Phó sứ Nguyễn Hữu Chu (阮有晭)
Phó sứ Vũ Huy Phác (武輝璞)
– Bồi tòng 1 người:
Nguyễn Ninh Trực (阮寧直)
– Hành nhân 5 người:
Trương Gia Nghiễm (張嘉儼)
Phạm Bá Nhuận (范伯潤)
Tạ Hữu Định (謝有定)
Nông Đình Cẩn (農廷謹)
Hoàng Huy Dực (黃煇翼)
– Tòng nhân 12 người:
Hồ Văn Tòng (胡文從)
Nguyễn Công Tuyết (阮公雪)
Nguyễn Văn Cự (阮文鉅)
Nguyễn Văn Bản (阮文本)
Nguyễn Văn Cơ (阮文璣)
Hoàng Văn Thành (黃文成)
Lê Văn Trọng (黎文仲)
Ngô Viết Kiệt (吳曰榤)
Nguyễn Văn Uyển (阮文琬)
Nguyễn Hữu Đễ (阮有悌)
Trần Văn Dũng (陳文勇)
Đỗ Đình Lập (杜廷立)
Phái đoàn ta đi qua các tỉnh tới ngày 24 tháng 7 năm 1791 thì tới khu nghỉ mát Nhiệt Hà tại huyện thừa Đức tỉnh Hà Bắc Trung Quốc hiện nay (Khu vực này là nơi các vua nhà Thanh đi nghỉ dưỡng tránh nắng mùa hè lúc này vua Càn Long đang ở đó)
Phái đoàn ta làm lễ chiêm cận (tức lễ ra mắt nhà vua) xong, vua Càn Long liền mở tiệc đãi yến chung với các vương công đại thần, các bối lặc, bối tử Mông Cổ, các ngạch phò (con rể vua), đài cát… Sau khi ăn uống, nhà vua nhà vua lại cũng cho tất cả các vương công, đại thần và quan khách xem hát kinh kịch
Vua Càn Long đặc biệt ban thưởng cho vua Quang Trung tượng Quan Âm bằng ngọc, cây như ý bằng ngọc, gấm thêu chỉ vàng đính hạt châu
Còn Nguyễn Quang Hiển cũng được ban thưởng ngọc như ý, tượng la hán bằng sứ, gấm thêu chỉ vàng, hộp bằng bạc… Các phó sứ, hành nhân cũng đều được ban thưởng tuỳ cấp bậc các món gấm vóc, hộp bạc hay ngân lượng.
Theo Từ Diên Húc (徐延旭) trong Việt Nam tập lược (越南輯略), bản in lần thứ hai, trang 42 thì những vật dụng ban thưởng cho phái bộ An Nam ghi rõ như sau: Năm Càn Long thứ 54, vua An Nam sai chánh phó sứ ba người vào triều cống ở Nhiệt Hà vua Càn Long đặc biệt ban cho Quang Trung 5 lần
– Lần thứ nhất: ngọc như ý, ngọc quan âm, chuỗi châu thuỷ tinh màu xanh lục, bình thuỷ tinh, bình bằng sứ màu đỏ mỗi thứ một cái, hai cái hộp tết bằng chỉ bạc, gấm đoạn 3 tấm, ba cuộn giấy hoa tiên.
– Lần thứ hai: gấm thêu rồng (mãng – 蟒), thiểm đoạn (gấm lấp lánh), trang đoạn (gấm may áo mặc hàng ngày), mỗi thứ hai tấm.
Lần thứ ba: Bốn lọ trà Trịnh Trạch, bảy bánh trà Phổ Nhĩ (trà Vân Nam đóng lại thành bánh), hai hộp trà cao, hai bình thuốc ngửi bằng vàng, một mâm phật thủ bằng ngọc
– Lần thứ tư: Ngọc như ý, tị yên hồ, chén bằng gỗ mun (mộc tất oản), một cái chén của Âu Châu (Pháp Lang oản), gấm thêu hoa, bao súc nhung đất Chương.
– Lần thứ năm: Bát lớn bằng sứ, mâm sứ, đĩa mun, chén, lò hương hai cái, một con dao nhỏ
Ngoài ra các chánh, phó sứ cũng được ban thưởng đủ năm lần, mỗi người khác nhau chút ít. Những loại vật dụng này, phần lớn lấy trong Phương Viên Cư Khố (芳園居庫), ngoại trừ vải mao thanh do Ty Quảng Chư (廣儲司) thuộc nội vụ cung ứng.
Mọi người có thể thấy lạ là sao mình lại cố gắng kể chi tiết các thứ tặng phẩm được vua Càn Long tặng cho Quang Trung tới như thế bởi lí do là các tặng phẩm này là các tặng phẩm lớn nhất và quý nhất trong lịch sử mà một vị hoàng đế VN được vua TQ tặng nhất trong một hoạt động ngoại giao chính thức cấp nhà nước
Như ta đã biết với thái độ coi nước ta như lũ mọi rợ di dịch vua ta chỉ như vương chứ không xứng làm đế các hoàng đế TQ thường chỉ dùng lễ đón quan lại để đối xử với các vua ta tương tự các vật phẩm dùng để tặng cũng là chỉ cho các quan chức nhất nhị phẩm và số lần tặng thưởng chưa bao giờ tới con số 3 ấy vậy mà Quang Trung được tặng tới 5 lần các vật phẩm cực quý đặc biệt là con dao ngắn thì chỉ có các hoàng tử và đại thân vương mới được ban cho đủ thấy nhà Thanh cũng như Càn Long không hề dám coi thường nước ta là bọn man rợ di dịch
Để tỏ thiện chí, trước đó vua Quang Trung trả về cho nhà Thanh hơn 500 binh sĩ bị bắt trong trận đánh
Việc trao trả một số tù binh cũng khiến cho tự ái vua Càn Long và đình thần nhà Thanh được xoa dịu, Phúc Khang An cũng được tiếng là khéo thu xếp. Sau đó, nhận thấy tình thế đã thuận chiều, vua Quang Trung lại cho trả về thêm 39 người, lần thứ ba bên ta thả thêm 28 người nữa và sau cùng, lần thứ tư 18 người.
Về phía nhà Thanh, để đáp lại thiện chí của nước Nam cũng trả 7 tướng của Tây Sơn bị bắt về
Sau khi nghi lễ trao sắc ấn hoàn tất, phái bộ Nguyễn Quang Hiển lưu lại kinh đô thêm 2 ngày tới 24-8-1791 thì về nước thành công mĩ mãn