24/11/2024

[Photo Art] Hình ảnh tranh phong thủy Tùng Cúc Trúc Mai

Mỗi bức tranh trong bộ tranh Tứ Quý là một loài cây hay loài hoa đại diện cho một mùa tương ứng trong năm: mùa xuân là hoa mai, mùa hạ là cây trúc, mùa thu là hoa cúc và mùa đồng là cây thông (tùng). Bên cạnh đó, mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim, do đó theo đúng quy tắc, đúng luật thì tranh phải có những loài chim tương ứng như: chim khổng tước bên cạnh hoa mai (mai – điểu), gà ứng với hoa cúc (kê – cúc), cây thông với chim hạc (tùng – hạc), chim công ứng với hoa hồng (hồng – công)…

hình tranh tứ quý đẹptranh tùng cúc trúc mai đẹp nhấtTải ảnh tùng cúc trúc mai về máy tínhHình nền tùng cúc trúc mai


Tứ Quý là cách gọi tóm gọn của 4 loại cây quý là Tùng Cúc Trúc Mai, 4 loài cây tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, đông trong năm. Tùng Cúc Trúc Mai là bộ tranh phong thủy đến từ Trung Quốc. Mọi người thường treo tranh tứ quý không chỉ là để trang trí mà còn có ý nghĩa cầu mong may mắn, phú quý, sung túc và mang cả những yếu tố phong thủy khác trong đó. Ý nghĩa bộ tranh Tứ Quý bắt nguồn từ đặc tính sinh học của 4 loại cây phản ánh tư tưởng về 4 đức tính mà người quân tử cần có. Bên cạnh Tùng Cúc Trúc Mai truyền thống, có nhiều biến thể khác như Đào Cúc Trúc Tùng, Mai Cúc Trúc Lan, hoặc Mai Sen Cúc Tùng… Cho tới hiện nay, Tứ Quý đã trở thành một trong những biểu tượng nghệ thuật truyền thống được sử dụng nhiều trong văn hóa các quốc gia Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc và Việt Nam.

Tùng là cách gọi chung của người Trung Quốc dùng để chỉ những loại cây thuộc họ thông lá kim, ở Việt Nam thường gọi là Tùng Bách. Tùng là loài cây thân gỗ lâu năm, có thể sinh trưởng ở nhiều điều kiện khí hậu khác nhau từ vùng đất đồng bằng màu mỡ ấm áp đến những vùng đất khô cằn khắc nghiệt. Chính vì cây Tùng không kén đất và bốn mùa luôn xanh tốt nên tượng trưng cho đạo làm đẹp cho đời của người quân tử.

Hoa Cúc là loài cây thân cỏ có đời sống chỉ vỏn vẹn trong một năm ngắn ngủi không như những loài cây thân gỗ khác trong tứ quý, do đó có một sự thắc mắc không nhỏ rằng tại sao trong bốn loại cây tượng trưng cho khí phách người quân tử lại có sự xuất hiện của Cúc? Hoa Cúc vốn được gọi với một cái tên khác đó là Hoa Vạn Thọ, sinh trưởng trong tiết trời mát mẻ cho sắc hoa rực rỡ nhất. Cúc Vạn Thọ có ý nghĩa là trường thọ vì vậy được người châu Á sử dụng rất nhiều trong tiệc mừng và dịp đầu năm mới. Nếu như ai đã từng trồng loài hoa Vạn Thọ này thì chắc hẳn không còn xa lạ với những bông cúc dù tàn héo trên thân thì vẫn không hề rụng xuống. Do đó tranh hoa Cúc thường được treo để căn dặn bản thân đừng vì những cái lợi trước mắt mà bán rẻ nhân cách của mình. Bên cạnh đó, trong phong thủy, nguồn năng lượng của hoa cúc đem đến cho gia đình không khí hài hòa và cuộc sống bình an. Đặc biệt, bức tranh hoa cúc trong bộ tranh phong thủy tùng cúc trúc mai còn mang ý nghĩa trường thọ và phúc lộc dồi dào.

Trúc là từ được dùng để chỉ chung các loại có thân tre có gai nói chung. Có thể nói đây là loài cây có sức sống vô cùng mãnh liệt có khả năng chịu khô hạn cao mà vẫn xanh tốt, đặc biệt là trong mùa hạ khi trời nắng nóng và khô hạn. Thân trúc thẳng đứng và vươn cao chứ không cong rạp xuống đất. Kể cả khi bị đốt cháy, thì cây trúc vẫn thẳng đứng chứ không hề bị cong vẹo. Điều này nói lên đức tính ngay thẳng không dễ bị khuất phục của người quân tử.

Loài hoa mai trong tranh Tứ Quý là một loại mai trắng ở Trung Quốc, thời tiết lạnh giá là điều kiện cho loài hoa này phát triển. Loài hoa này muốn nở được vào đầu xuân thì phải phát triển và ươm nụ được trong cái giá lạnh của mùa đông vừa qua. Hoa mai vượt qua được sự khắc nghiệt của mùa đông để nở thành những bông hoa trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và sức sống mạnh mẽ để vượt qua mọi gian khó trên con đường đạt được thành công. Như vậy, ý nghĩa của hoa Mai trong bộ tranh Tứ Quý chính là sức sống mãnh liệt, với một tâm hồn thuần khiết vượt qua mọi khó khăn, gian khổ. Nụ hoa nảy lộc mỗi độ xuân về còn mang ý nghĩa phát tài phát lộc và giàu sang sung túc. Bức tranh tứ quý hoa Mai được dùng nhiều trong các cung điện vua chúa thời xưa tượng trưng cho sự cao quý và giàu sang.

0 0 đánh giá
Article Rating
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Comments
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận