Nếu không kịp thời ngăn cản con quái thú này thì con số thương vong có thể lên tới hàng ngàn.
Tháng tư năm 1979, một vũ khí sinh học bí mật đã bị đánh cắp khỏi phòng thí nghiệm của Liên bang Xô Viết thời kỳ chiến tranh Lạnh.
Khi “quái thú” sổ lồng
Những phòng thí nghiệm thời kỳ chiến tranh Lạnh luôn chứa những bí mật khủng khiếp.
Vũ khí này đã khiến cho 66 người phải mất mạng và vô số động vật ngày đó. Thế nhưng người ta vẫn không thể tìm lại được dù sau rất nhiều nỗ lực của chính quyền và quân đội.
Vụ mất tích bí ẩn này vẫn là câu hỏi lớn cho tới tận 40 năm sau, khi các nhà nghiên cứu sắp xếp thành công bộ mã gen di truyền của vi khuẩn phía sau những cái chết này.
Các nhà khoa học phát hiện ra rằng đây chính là bộ mã di truyền của vi khuẩn bệnh than (Bacillus anthracis) nhưng có thể đã được biến đổi bởi các nhà khoa học Xô Viết.
Chiến tranh lạnh đã qua đi, dù cho không có thiệt hại nặng nề hay trực tiếp như trong Thế chiến II trước đó. Hậu quả của nó vẫn khiến chúng ta giật mình.
Nếu thế chiến III nổ ra, những cuộc chiến tranh bằng vũ khí sinh học mà cả Liên Xô lẫn Mỹ nghiên cứu chế tạo sẽ khiến nhân loại chìm vào màn đêm chết chóc.
Trước khi xảy ra vụ biến mất khó hiểu của vũ khí sinh học này, vi sinh vật chết người này được bảo quản tại một trong những phòng thí nghiệm tuyệt mật nhất của Liên Xô mang tên Compound 19, gần Sverdlovsk (ngày nay là Ekaterinburg).
Hơn 66 người chết vì “quái vật” này.
Không ai bên ngoài có thể biết rằng trong phòng thí nghiệm này là một con “quái vật” đang được nuôi dưỡng mà khi thoát ra có thể khiến cho một đại dịch lan tràn khiến ít nhất 66 người thiệt mạng (theo báo cáo khác thì con số này là 105).
Để che đậy về bí mật này, chính phủ đổ lỗi cho những vi khuẩn trong những miếng thịt hỏng ở chợ đen. Đến năm 1994, một điều tra của đại học Harvard đã cho thấy lý do thật sự phía sau những cái chết này.
Sự nguy hiểm mà loại vi khuẩn này mang lại thậm chí có thể ví như vụ nổ Chernbyl (biological Chernobyl). Nhà nghiên cứu Beth Mole thuộc nhóm nghiên cứu viết trên ArsTechnica.
“Đây là một trong những vụ “vượt ngục” lớn nhất trong lịch sử của vi khuẩn bệnh than cũng như một trong những dấu vết về thời kỳ nghiên cứu vũ khí sinh học bí mật của Liên Xô”.
Nếu như lúc đó, cơn gió thổi những vi khuẩn này về phía trung tâm thành phố thì có lẽ con số thương vong không chỉ tính bằng hàng chục mà là hàng ngàn hay thậm chí trăm ngàn và tệ hơn nếu như nó bùng phát không thể kiểm soát trên lãnh thổ Xô Viết.
Sự đáng sợ của vi khuẩn bệnh than
Vi khuẩn bệnh than.
Khi ở ngoài môi trường, với điều kiện bất lợi, vi khuẩn Bacillus anthracis sẽ sản sinh nha bào có sức sống mãnh liệt, có thể tồn tại rất lâu (hàng thập kỳ) dù trong điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Ngay cả các chất khử trùng cực mạnh như phenol 5% cũng phải mất tới 40 ngày mới có thể tiêu diệt được chúng, còn khi đun nóng tới 100 độ C, chúng vẫn có thể sống trong 15 phút.
Khi chúng thâm nhập vào phổi hay vào trong con người qua vết thương hở, hậu quả là vô cùng nặng nề vì nha bào sẽ biến đổi thành vi khuẩn nhiệt và tấn công cơ thể con người bằng chất độc, sự nhiễm độc sẽ nhanh chóng giết chết nạn nhân.
Với thời gian ủ bệnh chỉ trong vài giờ đến vài ngày, bụng chướng to, dịch nhầy chảy ra từ các lỗ tự nhiên (miệng, mũi,…) hòa với máu màu sẫm khó đông.
Mụn loét và dịch vàng xuất hiện trên da. sưng hạch, lách sưng và nát nhũn. Da thịt tím tái sẫm màu, các xoang chứa máu đen không đông. Khó nuốt hay khó thở, mắt sưng, tiêu chảy,.. Nếu không chữa trị thì chỉ vài ngày là có thể tử vong.
Mặc dù vi khuẩn bệnh than thông thường có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh hay vacccine. Thì đối với loại vi khuẩn đã qua biến đổi của các nhà khoa học Xô Viết chế tạo, chúng gần như vô dụng.
Tai nạn khiến cho vi khuẩn bệnh than “tẩu thoát” cũng khiến nhiều người lo sợ về những “quái vật sinh học” khác bên trong những phòng thí nghiệm tương tự của Liên Xô.
Dù chúng là các sản phẩm từ trí tuệ con người thì không có nghĩa chúng ta có thể kiểm soát chúng trong tầm tay, mà sẽ trở thành những con ngựa bất kham hủy diệt loài người.
Nghiên cứu được công bố trên mBio.
Nguồn: Sciencealert.com