Vương quốc Babylon được công nhận là một trong bốn nền văn minh cổ đại, lịch sử bắt nguồn từ khoảng 4.000 năm, thậm chí 5.000 năm trước.
Nền văn hóa của Babylon có ảnh hưởng to lớn trong lịch sử. Một vương quốc huy hoàng như vậy tại sao lại bị hủy diệt?
Vương quốc Babylon được công nhận là một trong bốn nền văn minh cổ đại, lịch sử bắt nguồn từ khoảng 4.000 năm, thậm chí 5.000 năm trước.
Thành cổ vương quốc Babylon
Babylon cổ đại nằm ở vùng bình nguyên Lưỡng Hà (Mesopotamia) (ngày nay Babylon nằm trong lãnh thổ Iraq). “Mesopotamia” (Lưỡng Hà) dịch theo tiếng Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “vùng đất giữa hai con sông”, người xưa gọi là “lưu vực lưỡng hà”. Hai con sông này là Euphrates và Tigris. Vương triều cuối cùng của vương quốc Babylon (626 TCN – 539 TCN) từng tiêu diệt vương quốc của người Do Thái cổ, điều này trong Thánh Kinh nhiều lần nhắc đến, trong Sách Khải Huyền cũng kể lại điển cố “Jerusalem bị vây hãm” này.
Vị vua thứ hai của vương triều cuối này (Nebuchadnezzar II, 634 TCN – 562 TCN) khi nắm quyền đã đưa đất nước trở nên hùng mạnh tột đỉnh. Thành Babylon cổ kiên cố hùng vĩ với hai lớp tường thành bao quanh. Vì sát sông Euphrates nên con kênh đào bảo vệ thành rộng lớn luôn có nguồn nước sông Euphrates cung cấp đầy đủ. Nebuchadnezzar đã xây dựng và biến Babylon thành nơi phồn hoa nhất, kiên cố nhất vùng Trung Đông thời đó, cũng là thành phố công thương nghiệp quan trọng nhất. Những đường giao thông chính trong thành được lót bằng đá phiến màu trắng và màu hoa hồng.
Tương truyền rằng trong thành còn có tòa tháp Babel mà Thánh Kinh cho rằng đã xúc phạm thần linh. Cung điện cũng vô cùng hoa lệ, có vườn treo được xem là một trong 7 kỳ quan lớn nhất thế giới.
Vườn treo Babylon, phía xa là tòa tháp Babel.
Vua Nebuchadnezzar ỷ vào sức mạnh đất nước hùng hậu, nhiều lần phát động chiến tranh, hủy diệt cả vương quốc của người Do Thái cổ, đánh hạ được thành thánh Jerusalem của người Do Thái, cướp bóc, phá huỷ và bắt những cư dân của thành phố này đến Babylon làm nô lệ. Nhiều người bị sỉ nhục và bức hại do khác biệt về tôn giáo và tập quán. Đối với người Do Thái, đây là một bài học lịch sử đau thương, vì thế họ gọi giai đoạn này là “nhà ngục Babylon”.
Babylon phồn hoa nhưng thực chất đạo đức cũng rất bại hoại. Thêm nữa, vì đây là thủ phủ của vương quốc, là trung tâm thương nghiệp khu vực Trung Đông thời cổ, nơi các thương nhân tấp nập qua lại, do vậy mà độ trụy lạc của nó lan sang nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác.
Các nhà tiên tri Do Thái dù bị bức hại tại Babylon vẫn tuyên dương đạo đức và chính tín nhưng lại không được tiếp nhận, khiến họ phải than rằng “chúng tôi muốn chữa bệnh cho Babylon nhưng đã hết cách”. Thánh Kinh kể rằng Nebuchadnezzar đã xây dựng một tượng vàng, các quan chức lớn nhỏ đều bị triệu đến tham gia lễ khánh thành, mọi người bị bắt phải bái lạy tượng vàng này, nếu không sẽ bị xử chết. Nhiều người Do Thái không bái ai ngoài thần Giê-hô-va của họ nên đã cự tuyệt bái tượng vàng. Vua Nebuchadnezzar tức giận ra lệnh ném họ vào lò lửa.
Năm 539 TCN là thời Nabonidus, vị vua cuối cùng của đế quốc Babylon, là cháu của Nebuchadnezzar. Tuy nhiên ông ta thường cho con của mình là Belshazzar quản lý mọi sự vụ. Trong ngày cuối cùng của đế quốc cổ đại hùng mạnh, Cyrus Đại Đế đã đem quân tiến gần tới Babylon. Trong khi đó, Belshazzar vẫn còn mải mê tiệc rượu.
Khi Belshazzar và các đại thần đang chè chén say sưa, thì bất ngờ một ngón tay giữa không trung xuất hiện, viết lên tường thành lời tiên đoán rằng Babylon sắp bị diệt vong. Nhưng trước cảnh báo kỳ lạ này, Belshazzar vẫn không tỉnh ngộ.
Belshazzar nhìn thấy chữ viết trên tường thành tiên đoán về việc Babylon bị diệt vong.
Do có binh hùng tướng mạnh, cộng thêm việc quân đội Babylon không còn tin tưởng vào nhà vua, nên Cyrus Đại Đế thuyết phục được quân Babylon đầu hàng. Ông ta đã nhẹ nhàng chiếm được tòa thành cổ đại không tốn một mạng người. Lịch sử vương quốc Babylon đến đây chấm dứt, những biến thiên của lịch sử sau này đã khiến thành Babylon bị bỏ hoang cho đến ngày nay, có lẽ là “vì nghiệp chướng của họ làm cho vùng đất này mãi mãi hoang vắng”.
Sau khi Cyrus công chiếm Babylon đã thiện đãi người Do Thái và đạo của họ, chấm dứt bức hại, giải phóng tất cả nô lệ bị bắt để cho họ trở lại quê hương, trả lại tất cả tài sản cho họ, cho phép họ xây dựng điện thánh Do Thái giáo. Đế quốc Ba Tư do Cyrus mở ra tồn tại được hơn 200 năm, đến ngày nay người Iran vẫn tôn Cyrus là “Quốc phụ”.
Cyrus Đại Đế giải phóng người Do Thái.
Vương quốc Babylon từng dũng mãnh vô địch nhưng đã bị tiêu diệt một cách không ngờ. Giai đoạn lịch sử này để lại cho hậu thế bài học sâu sắc. Nhìn bề ngoài thì đó là vì Belshazzar say mê hưởng lạc, nhưng thực chất sâu xa là tình trạng đạo đức đã suy bại, khinh nhờn tín ngưỡng, hạ nhục tín đồ. Vậy nên chỉ trong vòng chưa đầy 30 năm, từ một vương quốc hùng mạnh, Babylon mới dễ dàng bị Cyrus Đại Đế hạ gục không tốn một binh một tốt.
Xem ra ở bất cứ quốc gia nào, cho dù chính quyền và tổ chức của nó giàu có hùng mạnh đến đâu, nhưng nếu bức hại chính tín chính giáo, thì cuối cùng sẽ bị báo ứng. Còn như Cyrus Đại Đế đã thiện đãi các tín đồ, thì lại lưu danh cho tới tận ngày nay.