Nội thất kim tự tháp
Trong các bản miêu tả bằng chữ tượng hình, nội thất kim tự tháp được khắc họa khá nhiều qua các ký hiệu về ngai vàng hay nhiều món đồ vật trang trí; đặc biệt là bên trong khu mộ cổ và cung điện.
Nhưng trên thực tế, trong các kim tự tháp lại không trang hoàng lộng lẫy đến vậy. Cho đến nay, kim tự tháp Giza qua khảo cứu được cho là trống rỗng.
Ngoài ra, không phải toàn bộ khu kim tự tháp đều là đá vôi màu tự nhiên 4000 năm như nhận định, mà nhiều đoạn, như các trụ cột – được sơn màu đỏ hoặc trắng. Những gam màu cơ bản hay những chữ viết ẩn vẫn còn nguyên vẹn trên các cổ vật, kỳ quan này.
Các Pha-ra-ông chôn cất cùng người hầu?
Hai Pha-ra-ông của triều đại Ai Cập đầu tiên được biết tới là sau khi chết, có người được chôn vùi cùng họ. Bởi vậy, giả định này mang tới bí ẩn về sự giết hại người hầu để đi theo hầu hạ Pha-ra-ông.
Các tượng Shabtis được chôn cất cùng Pha-ra-ông.
Nhưng các Pha-ra-ông sau đó nhận ra người hầu được sống có giá trị hơn nhiều so với chết đi. Vì vậy, họ đã lệnh sau khi chết sẽ chôn cất cùng các “shabtis” – những bức tượng theo họ sang thế giới bên kia.
Nô lệ xây dựng nên Kim tự tháp?
Quan điểm nô lệ xây dựng nên công trình vĩ đại này được phổ biến rộng rãi bởi báo cáo của nhà sử học Hy Lạp Herodotus từ thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên. Điều đó là không chính xác vì các nhà khảo cổ đã tìm ra những hài cốt của những người thợ được chôn cất trong các kim tự tháp bên cạnh kim tự tháp Giza. Được chôn cất bên cạnh những vị Pha-ra-ông không bao giờ là vinh dự của các nô lệ thời đó.
Khu kim tự tháp Giza – lăng mộ của các Pha-ra-ông.
Ngoài ra, số lượng lớn xương gia súc, chủ yếu là bò được khai quật ở gần kim tự tháp Giza, đó là món ăn chính của các thợ xây dựng. Việc xây dựng này đòi hỏi tay nghề, kỹ năng và chuyên môn cao nên không thể do nô lệ tạo dựng nhưng cũng không thể không kể đến công sức vận chuyển khối lượng lớn nguyên liệu xây dựng không nhỏ của họ.
Tóm lại, những người thợ xây có tay nghề mới là lực lượng chính, chứ không phải nô lệ.
Lời nguyền của các Pha-ra-ông
Những lời bùa chú trên bia mộ Ai Cập cổ khiến người ta sợ hãi nhất: “Bất cứ người nào đến quấy nhiễu sự yên ổn của Pha-ra-ông, thì cánh cửa tử thần sẽ giáng xuống đầu người đó”. Nhiều lời bùa chú tựa như thần thoại đó, đã cảnh cáo trước cho những kẻ tham lam đời sau muốn nhòm ngó báu vật vô giá trong mộ và đề phòng việc đào trộm mộ.
Một bức tượng Pha-ra-ông.
Rất nhiều nhà khảo cổ từng khai quật lên những cổ vật, châu báu… trong khu lăng mộ rồi sau đó đột nhiên chết vì nhiễm độc, bệnh tật hay côn trùng cắn đốt…
Một số nhà khoa học khác cho rằng, cái gọi là bùa chú của Pha-ra-ông hay cái gọi là “năng lượng tháp”, rất có thể đến từ bản thân sự cấu tạo của kim tự tháp: thiết kế – cấu tạo của hầm mộ và lối đi trong mộ có thể sinh ra, tụ tập và phóng ra các tia xạ, các dao động từ và các sóng năng lượng, hoặc hình thành một trường vật nào đó, gây hại cho cơ thể con người.
Vẫn còn rất nhiều bí ẩn về nền văn minh cổ đại này mà khoa học còn phải nhiên cứu lâu dài.