(tiếp theo Phần 2)
Chuyến sang cầu phong này (năm 1791) đã thành công tốt đẹp nhưng nó ngoài việc hợp thức hóa quyền làm chủ của Quang Trung thì còn gạt được các thế lực chống đối Tây Sơn sang một bên mà cụ thể hơn ở đây chính là thế lực của Lê Chiếu Thông và các quan thần nhà Lê lưu lạc sang TQ sau chiến tranh Kỷ dậu
Bàn riêng về Lê Chiếu Thống một chút thì chúng ta hay coi ông ấy là kẻ cõng rắn cắn gà nhà là vị vua bạc nhược ngu dốt nhưng thực tế Lê Chiêu Thống thật thì tội nghiệp và cũng không tệ tới thế, dĩ nhiên ông ấy vẫn có các sai lầm cũng như tội ác nhưng hình tượng thực sự của ông không như chúng ta hay biết có điều mình xin nói cái này sau
Trở lại với Lê Chiêu Thống như ta đã biết sau khi thua trận trong chiến tranh Kỷ Dậu ông ta cùng các quan thần nhà Lê lưu lạc sang Trung Quốc chịu sự quản lý của nhà Thanh
Mặc dù nhà Thanh có ý ngại đánh tiếp nhưng họ vẫn giữ vua tôi Lê Chiêu Thống ban đầu an trí tại Bắc Kinh để dùng làm “phương án dự phòng”
Và dĩ nhiên chả ông vua nào mất nước mà lại không muốn đòi lại nước cả vì vậy Lê Chiêu Thống cùng các quan thần cũng đã rất nhiều lần đề đạt với nhà Thanh về việc tái chiến hoặc ít nhất cũng là cho mình một khoảng đất gần biên giới nước ta để làm kế lâu dài tuy nhiên Nhà Thanh trong tâm trạng chung là ngần ngại vẫn chưa đưa ra quyết định dứt khoát về việc của Lê Duy Kỳ(Lê Chiếu Thống từ đây mình xin gọi tên ông ấy bằng tên thật là Duy Kỳ) ngoài ra sau một thời gian ở Bắc Kinh vua tôi Lê Duy kỳ bị chia cắt ra các tỉnh để kiểm soát tuy vậy họ vẫn liên tục thực hiện các hoạt động hối thúc nhà Thanh
Tuy nhiên mọi hoạt động này hoàn toàn bị phá bỏ khi phái đoàn của Nguyễn Quang Hiển tới cầu phong năm 1791 bởi cả nhà Thanh lẫn Tây Sơn đã dùng những biện pháp khác nhau để khiến lực lượng của Duy Kỳ không còn có cớ để kêu gọi phục quốc nữa
Đầu tiên là nhà Thanh bức Lê Duy Kỳ cùng các quan thần để duôi sam cạo răng,ăn mặc như người Hán lúc đó duy chỉ có Lê Quýnh không chịu và nói rằng “Ta đầu có thể mất tóc không thể cạo, da có thể lột quần áo không thể thay”
Để rồi cuối cùng Lê Quýnh là người duy nhất trong gần 40 năm ở đất Tq lại vẫn ăn mặc như cũ
Sự kiện này chỉ diễn ra có mấy tháng sau khi Lê Duy Kỳ chạy sang TQ
Rồi sau đó tới lượt phía Tây Sơn
Ngày 18 tháng đó [10-7-1789) khi Thang Hùng Nghiệp đưa phái bộ Nguyễn Quang Hiển đến tỉnh, Phúc Khang An tâu lên như sau đây là tờ sớ còn lại trong hồ sơ cảu Quân cơ xứ nhà Thanh :
“Ðến ngày 18, bọn Tả Giang đạo Thang Hùng Nghiệp hộ tống Nguyễn Quang Hiển đến tỉnh. Bọn thần ra lệnh cho họ đến quán xá để nghỉ tạm, một mặt truyền gọi Lê Duy Kỳ cùng những cựu thần có tên tuổi như bọn Hoàng Ích Hiểu vài ba người, đến công quán của thần Phúc Khang An chờ sẵn, sau đó ra lệnh cho Thang Hùng Nghiệp đưa bọn Nguyễn Quang Hiển đến gặp. Bọn họ vọng về cung khuyết hành lễ tạ ân tam quị cửu khấu xong, lại quay sang thần hành lễ nhất quị tam khấu.
Thần ra lệnh cho họ ngồi một bên rồi cho họ biết rằng chú của ngươi Nguyễn Quang Bình trước đây đã tiến biểu văn, mong được thánh chúa trông xuống xét cho việc chú ngươi và họ Lê vốn không có phận quân thần, khi đại binh tiến thảo, vốn không dám có bụng kháng cự.
Nay đã được hoàng thượng ân chuẩn cho đầu thành, lại thương mến ban cho sắc thư, thưởng cho vòng trân châu. Cái ơn trời cao đất dày kia, chú của ngươi Quang Bình có nằm mơ cũng không dám nghĩ đến. Còn Lê Duy Kỳ hiện nay đã được thu lưu ở nội địa, đại hoàng đế đã ra lệnh cho họ thế phát cải phục, xếp vào hạng dân thường, không thể nào còn trở về An Nam được nữa nên đặc biệt ra lệnh cho các ngươi được gặp nhau.
Nguyễn Quang Hiển nghe thần nói như thế bèn rời chỗ ngồi khấu đầu, vẻ mặt vui sướng nói rằng chú tôi là Quang Bình vốn là kẻ áo vải đất Tây Sơn, chưa từng giao thông với Trung Quốc, nhân vì việc tranh chấp với họ Lê mà phải nhọc đến đại binh để đến nỗi còn lưu lại vết tích kháng cự nên trong lòng áy náy, ngày đêm không yên. Chú tôi đã hiểu dụ mọi người trong nước, phàm gặp quan binh lạc đường rơi lại phía sau đều phải cấp cho họ quần áo giày dép lộ phí cơm ăn, hộ tống tiến quan. Tháng Giêng năm nay ở bờ sông nơi các vị đại nhân trận vong đã lập đàn cúng tế, quả là lòng thành hối tội úy thiên từ gan ruột.
Nay được đại hoàng đế khoan ân vượt mức, thật còn hơn trời bể. Chú tôi Quang Bình khi nhận được sắc thư và đồ quí, ắt rất là vui sướng hân hoan gửi tạ biểu ngay.
Bọn thần nghĩ Nguyễn Huệ lúc này mới vừa lập quốc, nếu như không được phong tước của thiên triều thì không thể nào là hùng trưởng được, thành thử sẽ phải gấp gáp cầu phong, ân cần bức thiết xuất tự chí thành.
Bọn thần sau đó lại tuân chỉ gọi Lê Duy Kỳ, ra lệnh cho gặp Nguyễn Quang Hiển. Y nói rằng tôi nay đã là dân thiên triều rồi, không còn điều gì phải nói với y nữa, còn bọn cựu thần Hoàng Ích Hiểu tuy có vẻ căm hận nhưng vì đông người đàn áp nên cũng không dám tỏ thái độ gì. Còn bọn Nguyễn Quang Hiển vừa thấy Lê Duy Kỳ thì vẻ mặt hân hoan, dường như bao nhiêu nghi ngại đều nhẹ nhõm.”
Chú ý đoạn cuối Nguyễn Quang Hiển người thay mặt Quang Trung sang cầu phong gặp Lê Duy Kỳ thái độ của Quang Hiển rất vui vẻ gần như là đắc thắng còn Duy Kỳ thì gần như đầu hàng, các quan thần nhà Lê theo Lê Dùy Kỳ căm tức nhưng bất lực
Có thể thấy rõ ràng các sự việc trên đã được phái bộ Tây Sơn với nhà Thanh thỏa thuận với nhau từ trước và dĩ nhiên nằm trong một chiến lược chung của Tây Sơn bẻ gãy uy thế và tính chính danh của vua Lê, dằn mặt các cựu thần nhà Lê
Việc phái bộ Nguyễn Quang Hiển gặp Lê Duy Kỳ không ngoài mục tiêu để phái đoàn báo lại về hiện trạng của vua tôi nhà Lê ở Trung Hoa, khiến vua Quang Trung biết chắc rằng nhà Thanh đã hoàn toàn chấm dứt việc ủng hộ cựu triều mà vui vẻ sang chúc thọ vua Cao Tông.
Hơn nữa, tuy trên danh nghĩa Nguyễn Quang Hiển chỉ là người trung gian mang thư nhưng nhà Thanh đã tiếp đãi như một “phó vương” với nhiều ưu đãi.
Tiếp theo các cựu thần nhà Lê còn ý phục quốc lại được mời tới Nhiệt Hà chỉ để chứng kiến cái cảnh tượng mà theo Khâm Ðịnh An Nam Kỷ Lược quyển XXIV thì:
“… Bọn Nguyễn Quang Hiển đi thuyền được đón trên đường đi xin yết kiến, thần liền truyền cho vào gặp, hỏi thăm các ngươi lần này tiến kinh, chiêm ngưỡng thiên nhan, được rất nhiều ân điển của đại hoàng đế, trong dạ có vui thích không?
Họ nói rằng chúng tôi vào tháng Bảy đến Nhiệt Hà liền được vào quì gặp hoàng đế, trong lòng lúc đầu quả là sợ lắm. Ðến khi đại hoàng đế hỏi xuống thật là trìu mến, dần dần định tâm. Trong hai tuần mấy lần được gần gũi ân quang, đôi phen ban thưởng.
Ðến tháng Tám nhằm lúc vạn thọ thánh đản của đại hoàng đế nên đứng vào hàng cuối của các vương công thai cát [tức là một dạng vương tước hạng cuối cùng, trên các đại thần nhà Thanh] cùng được tứ yến, thưởng khán hí kịch, lại được thấy đại hoàng đế cưỡi tuấn mã, lễ Phật, và ra lệnh cho đại thần dẫn chúng tôi đi chiêm ngưỡng các nơi đền đài miếu mạo, thật là trang nghiêm tráng lệ, khó mà hình dung.”
Tức là cho họ thấy hiện nay nhà Thanh ủng hộ Tây Sơn rồi vì vậy đừng mong tơ hào gì nữa